Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 7: Oxygen và không khí

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 7: Oxygen và không khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

Cô rất vui được đón chào các em học sinh tham dự buổi học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần của không khí.

- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Trình bày được sự ô nhiễm không khí.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi khi quan sát hình ảnh người thợ lặn trong sgk:

1. Người thợ lặn treo bình khí gì khi lặn xuống biển?

2. Vì sao oxygen được sử dụng trong bình khí của người thợ lặn?

3. Các em hãy tìm ví dụ khác cần phải sử dụng khí oxygen có trong thực tế cuộc sống?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxygen và tầm quan trọng của oxygen

Xung quanh chúng ta là không khí, chúng ta đang hít thở không khí và trong không khí có oxygen. Hãy nêu tất cả những điều em biết về oxygen?

Video trình bày nội dung:

1. Tính chất vật lí

- Là chất không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.

2. Vai trò của oxygen

Nhờ tính chất dễ nến, khí oxygen được nén vào những bình chứa khí đặc biệt cùng một số khí khác, để phục vụ nhiều mục đích khác nhau: trong y tế, chinh phục độ  cao hay khám phá đại dương.

Nội dung 2: Tìm hiểu về thành phần của không khí

Bây giờ chúng ta sẽ cùng thực hiện thí nghiệm sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị chậu thuỷ tinh chứa khoảng 1 lít nước. Sau đó cho một vài viên xút (NaOH) hoặc dung dịch NaOH đặc khuấy đều cho xút hoà tan hết tạo thành dung dịch kiềm loãng.

+ Bước 2: Chuẩn bị một mẫu xốp hoặc mẫu gỗ nhỏ, dính cho mẫu nến nhỏ bám trên bề mặt mẫu xốp hoặc mẫu gỗ rồi đặt vào trong chậu thuỷ tinh. Up cộc thuỷ tinh vào và đánh dấu mực nước (trong cốc có thể dùng mẫu dây chun hoặc bút dạ đánh dấu lại).

+ Bước 3: Nhấc cốc ra, châm lửa vào ngọn nến cho cháy sau đó úp nhanh cốc lại. 

+ Bước 4: Sau khi nến tắt, quan sát mực nước dâng lên chiếm khoảng bao nhiêu phần cột không khí trong cốc.

Video trình bày nội dung:

(1) Mô tả hiện tượng: Khi châm nến, nến cháy cho đến khi tắt thì thấy mực nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 khoảng trống của cốc, từ đó suy ra lượng oxygen khoảng 1/5 thể tích không khí. chiếm

- Khi nến cháy chỉ có oxygen cháy, khi cháy tạo ra khí carbon dioxide, khí này hoà tan trong dung dịch kiềm loãng làm cho thể tích khí trong bình giảm đi, vì vậy nước dâng lên. – Khí oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích tương ứng với 20 %, như vậy oxygen chiếm khoảng 20% thể tích không khí. Lưu ý: HS có thể chưa giải thích được vì sao nước dâng lên, GV có thể đặt thêm câu hỏi và gợi ý cho HS trả lời. 

(2) Thành phần không khí về thể tích: oxygen chiếm 21%; nitơ chiếm 78%; còn lại 1% là hơi nước, khí carbon dioxide và các khí khác.

Nội dung 3: Tìm hiểu vai trò của không khí, sự ô nhiễm của không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu:

+ Nhóm 1: Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên?

+ Nhóm 2: Quan sát hình 7.6 cho biết nguồn lây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên, và nguồn nào là do con người gây ra?

+ Nhóm 3: Ô nhiễm không khí đã có những ảnh hưởng như thế nào đến con người và tự nhiên?

+ Nhóm 4: Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

Video trình bày nội dung:

2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên

+ Oxygen cần cho sự hô hấp

+ Cacbon dioxide cần cho sự quang hợp.

+ Nito cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.

+ Hơi nước điều hòa nhiệt độ, nguồn gốc sinh ra mây, mưa.

3. Sự ô nhiễm của không khí và một số biện pháo bảo vệ…

a. Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí

+ Một số chất gây ô nhiễm: Cacbon monoxide, cacbon dioxide, sulfur dioxide…

+ Nguồn lây: ô nhiễm tự nhiên, ô nhiễm do con người gây ra.

b. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên.

+ Gây ra một số loại bệnh về đường hô hấp, dị ứng, làm suy giảm khả năng hoạt động thể chất…

+ Gây ra hiện tượng thiên tai hạn hán, băng tan, mưa acid…

c. Biện pháp bảo vệ môi trường không khí

+ Sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

+ Trồng thêm nhiều cây xanh

+ Sử dụng tiết kiện nước và các năng lượng sạch.

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người…

……………………………..

Nội dung video Bài 7: Oxygen và không khí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác