Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 6 : HỖN HỢP
BÀI 11: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- Chi ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Nếu muốn biến nước biển thành nước ngọt (nước dùng cho sinh hoạt) thì em sẽ làm như thế nào?
+ Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở trong các hỗn hợp khác nhau. Vì vậy, để sử dụng các chất người ta phải tách chất ra khỏi hỗn hợp. Việc tách nước biển thành nước ngọt có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng đều dựa trên những tính chất của các chất. Để hiểu rõ hơn về một số cách đơn giản tách chất ra khỏi hỗn hợp trong thực tiễn, chúng ta sẽ học bài học Tách chất ra khỏi hỗn hợp”.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP BẰNG CÁCH CÔ CẠN
- Em hãy thực hiện thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch nước bằng cách cô cạn.
- Em hãy giới thiệu các dụng cụ cần dùng để thực hiện thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo các bước như sgk hướng dãn cho HS quan sát.
+ Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại chất gì?
+ Dựa vào tính chất vật lí nào của muối ăn để tách nó ra khỏi nước?
Video trình bày nội dung:
- Các bước làm thí nghiệm:
+ Nhỏ 1 ml dung dịch nước muối vào bát sứ.
+ Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.
- Kết quả:
+ Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại muối ăn
+ Muối ăn được tách ra khỏi nước do sự khác nhau về tính bay hơi.
*Kết luận:
Có thể tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn.
NỘI DUNG 2: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP BẰNG CÁCH LỌC
- Em hãy thực hiện thí nghiệm tách cát ra hỗn hợp nước và cát bằng cách lọc.
- Em hãy giới thiệu các dụng cụ cần dùng và cách sử dụng giấy lọc để thực hiện.
- Thí nghiệm trên đã dựa vào tính chất vật lí nào cát để tách nó ra khỏi nước?
Video trình bày nội dung:
- Các bước thí nghiệm:
+ Gấp giấy lọc và đặt vào phễu
+ Đặt phễu lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.
+ Để cát trong hỗn hợp lẵng xuống.
+ Rót từ từ hỗn hợp nước và cát xuống phễu lọc đã có giấy lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chò cho nước chảy xuống bình tam giác.
- Kết quả: Cát đã được lọc ra khỏi nước.
*Kết luận: Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
NỘI DUNG 3: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP BẰNG CÁCH CHIẾT
- Em hãy thực hiện thí nghiệm tách dầu ăn ra khỏi nước bằng cách chiết.
- Quan sát hình 11.4sgk, trình bày các bước thực hành thí nghiệm.
+ Dựa vào tính chất vật lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?
+ Khi nào thì cần lặp lại quá trình chiết?
Video trình bày nội dung:
Cách thí nghiệm:
+ Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu.
+ Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết.
+ Đậy nắp phễu chiết. Để yên phiễu chết sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành lớp.
+ Mở nắp phễu chiết
+ Mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình tam giác.
Kết quả: Dầu ăn được tách ra khỏi nước do sự khác nhau về khả năng hòa tan (dầu không tan trong nước, tách lớp với nước).
Nội dung video Bài 11: “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.