Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 23: Đa dạng động vật có xương sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 23 : ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống
- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống, gọi tên được một số động vật có xương sống điển hình.
- Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật có xương sống trong đời sống.
- Quan sát (hoặc chụp ảnh) được một số động vật có xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trước khi vào bài học, em hãy nhớ và viết lại tên các động vật có xương sống tại địa phương, sau đó nêu sự đa dạng của các động vật đó (hình thái, kích thước, môi trường sống...).
- Sau đó, em sẽ lần lượt gọi tên động vật có xương sống và nêu sự đa dạng của các động vật đó:
+ Tên các loài động vật: chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, rắn, ếch, nhái...
+ Nhận xét: các loài động vật đa dạng về hình dạng, kích thước, số lượng loài,...
Động vật có xương sống có đặc điểm như thế nào? Chúng được phân loại như thế nào? Chúng đa dạng như thế nào? Vai trò và tác hại của động vật có xương sống trong thực tiễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU CÁC LỚP CÁ
NV1
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu các đặc điểm nhận biết lớp Cá. Phân biệt lớp Cá sụn và lớp Cá xương.
+ Nêu sự đa dạng của động vật thuộc lớp Cá
NV2
+ Trình bày vai trò và tác hại của động vật thuộc lớp cá. Lấy ví dụ minh họa.
+ Hãy nêu một số loài cá có giá trị kinh tế ở địa phương em. Nêu các biện pháp bảo tồn và gây nuôi các loài cá đó.
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm nhận biết động vật lớp cá: sống ở dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang, đẻ trứng.
- Cá có số lượng loài lớn, chiếm gần một nửa số lượng loài của động vật có xương sống.
- Vai trò của cá: nguồn thực phẩm dinh dưỡng, da cá dùng đóng giày, làm túi, làm cảnh, ăn sâu bọ…
- Tác hại của cá: một số loài cá chứa độc gây nguy hiểm cho con người.
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU LỚP LƯỠNG CƯ
NV1:
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
+ Giải thích thuật ngữ “lưỡng cư”. Nêu đặc điểm nhận biết của động vật lớp Lưỡng cư
+ Quan sát hình 23.5 SGK, nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.
+ Nêu sự đa dạng của động vật lưỡng cư.
NV2:
- Em hãy nêu vai trò của động vật lưỡng cư. Lấy ví dụ minh hoạ động vật lưỡng cư tương ứng với mỗi vai trò đó.
- Hãy kể tên những động vật lưỡng cư có giá trị kinh tế ở địa phương em và giải thích vì sao cần bảo vệ và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế.
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm lớp lưỡng cư: Sống vừa ở nước vừa ở cạn, có da trần, da luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi…
- Lớp lưỡng cư đa dạng về hình dạng, kích thước và số lượng loài.
- Vai trò: là nguồn thực phẩm, tiêu diệt sâu bọ…
- Tác hại: một số loài có độc, gây nguy hiểm cho con người
NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU LỚP BÒ SÁT
+ Em hãy nêu các đặc điểm nhận biết của động vật lớp Bò sát. Hãy kể tên một số động vật bò sát mà em biết.
+ Quan sát hình 23.7 SGK, nêu tên và một số đặc điểm nhận biết của các động vật trong hình.
+ Nêu sự đa dạng của động vật bò sát.
+ Em hãy nêu vai trò của động vật lớp Bò sát. Lấy ví dụ minh hoạ động vật bò sát tương ứng với mỗi vai trò đó.
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm nhận biết các động vật thuộc lớp Bò sát: da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng.
- Bò sát đa dạng về hình dạng, kích thước và số lượng loài.
- Vai trò: Có giá trị thược phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu…, (thắn lằn, rắn..) tiêu diệt sâu bọ có ích cho nông nghiệp.
- Tác hại: một số loài rắn độc gây nguy hiểm cho con người.
NỘI DUNG 4: TÌM HIỂU LỚP CHIM
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm nhận biết của động vật thuộc lớp Chim. Hãy kể tên một số loài chim mà em biết.
+ Quan sát hình 23.8 SGK, nêu một số đặc điểm nhận biết của các động vật trong hình.
+ Quan sát video về các loài chim và nêu sự đa dạng của động vật lớp Chim.
+ Em hãy nêu vai trò của động vật lớp Chim. Lấy ví dụ minh hoạ động vật lớp chim tương ứng với mỗi vai trò đó.
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm nhận biết: có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng, đa số có khả năng bay lượn.
- Chim đa dạng về hình dạng, kích thước và số lượng loài.
- Vai trò: thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, nguồn thực phẩm bổ dưỡng.
- Tác hại: phá hoại mùa màng, là tác nhân truyền bệnh.
NỘI DUNG 5: TÌM HIỂU LỚP THÚ
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm nhận biết của động vật thuộc lớp thú. Hãy kể tên một số loài thú ở địa phương em?
+ Đọc thông tin mục II.5, kết hợp quan sát hình 23.10, 23.11 SGK và xem video về các loài thú, nêu sự đa dạng của động vật lớp thú?
+ Em hãy đọc thông tin về vai trò của thú và lập bảng về vai trò của thú, nêu các ví dụ minh họa các loài thú với các vai trò tương ứng.
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm nhận biết: có lông mao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Lớp thú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sinh sống.
- Vai trò: dùng làm thực phẩm, cung cấp sức kéo, làm cảnh, làm vật thí nghiệp…
- Tác hại: truyền bệnh cho con người như chuột, dơi…
Nội dung video Bài 23: “Đa dạng động vật có xương sống” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.