Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 28: Lực ma sát
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 28: Lực ma sát. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 28 : LỰC MA SÁT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng chơi một trò chơi: Ai thả được khối gỗ đi xa hơn, đi gần hơn?
- GV bố trí hai máng trượt (2m) song song, đặt thành mặt phẳng nghiêng dọc giữa lớp, cuối máng là sàn lớp học. Tuỳ theo điều kiện của lớp học, có thể bố trí máng ngắn hơn đặt trên bàn.
- Sau đó, viết kết quả dự kiến thực hành theo phiếu, thả khối gỗ, thi xem khối gỗ ai thả sẽ đi được xa hơn (hoặc gần hơn) trên phần sản (hoặc mặt bàn) ngang. Đặt thêm vật chặn, thả khối gỗ cùng độ cao hai máng, chỉ thay đổi bề mặt tiếp xúc (nhẵn hoặc nhám, có nước hay khô,...) sao cho sau khi thả, khối gỗ trượt trên mặt ngang, dừng lại không va chạm với vật chặn. Sau khi thực hành, đề xuất giải thích, trình bày trước lớp để tìm hiểu điều gì làm cho khối gỗ chuyển động chậm dần và dừng lại trên mặt ngang với các kết quả khác nhau, đề xuất ứng dụng thực tế trong giao thông (Hình 28.1 SGK).
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU LỰC MA SÁT TRƯỢT VÀ MA SÁT NGHỈ
NV1:
Em hãy lẫy ví dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống mà em bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày?
NV2
+ Vì sao trong thí nghiệm này, dù có sức kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên?
+ Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống xung quanh em?
Video trình bày nội dung:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.
- Ví dụ:
+ Đẩy thùng hàng trên sàn nhà
+ Má phanh ép lên vành bánh xe.
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.
- Ví dụ:
+ Những chiếc xe đang đậu trong bến nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.
+ Người đứng trên thang máy cuốn lên dốc (xuống dốc) di chuyển cùng với thang cuốn nhờ lực ma sát nghỉ
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC MA SÁT ĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỘNG
+ Em hãy nêu các biện pháp làm giảm lực ma sát hoặc làm tăng ma sát.
+ Lấy một vài ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ: đi bộ, đi xe đạp, ô tô khi phanh,...
Video trình bày nội dung:
1. Làm giảm ma sát
- Khi cản trở chuyển động, ma sát có thể gây hại -> Giảm ma sát.
- Để làm giảm ma sát, người ta có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn, dùng dầu, mỡ bôi trơn vào giữa các bộ phận…
2. Làm tăng ma sát
- Ma sát không chỉ cản trở chuyển động mà trong nhiều trường hợp còn thúc đẩy chuyển động.
- Ví dụ: Khi đi bộ trên đường trơn cần phải tăng ma sát giữa chân và mặt đường.
3. Ma sát và an toàn giao thông
- Giúp cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.
- Giúp xe chuyển động chậm lại và có thể dừng hẳn.
- Giúp xe không bị trượt dốc, hạn chế va chạm người và xe…
=> Ma sát rất quan trọng trong giao thông.
NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU LỰC CẢN CỦA NƯỚC
Em hãy nêu các ví dụ về vật hay con vật chuyển động trong nước có hình dạng phù hợp giúp làm giảm được lực cản của nước.
- Làm thí nghiệm hình 28.7 theo 4 bước:
+ B1: Lắp các dụng cụ thành bộ như hình 28.7
+ B2: Cho tấm cản chuyển động ổn định, ghi lại số chỉ lực
+ B3: Cho nước vào hộp, lặp lại bước 2
+ B4: Rút ra kết luận về lực cản (khi có hộp nước).
Video trình bày nội dung:
Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.
Ví dụ lực cản trong nước: khi học bơi, quạt tay trong nước ta sẽ cảm thấy bị cản trở nhiều hơn trên cạn…
Nội dung video Bài 28: “Lực ma sát” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.