Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 18: Đa dạng nấm
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 18: Đa dạng nấm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 18 : ĐA DẠNG NẤM
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật.
- Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong cuộc sống.
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Em hãy quan sát hình 18.1 SGK và trả lời hai câu hỏi:
(1) Hãy kể tên từng loại nấm trong hình 18.1.
(2) Vì sao nấm không thuộc về giới Thực vật hay giới Động vật?
- Em hãy nêu tên các loại nấm có trong hình:
+ Tên các loại nấm trong hình: nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm sò.
+ Nấm không thuộc về gưới thực vật vì nấm không chứa diệp lục, không có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ. Nấm không thuộc giới Động vật vì nấm không có khả năng di chuyển.
- Các loài quan sát được dưới kính hiển vi thuộc những nhóm sinh vật nào? Tên gọi từng sinh vật là gì? Vai trò của các loài đó trong tự nhiên là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: CÁCH NHẬN BIẾT NẤM
Em hãy đọc thông tin trang 103, quan sát hình 18.2 và 18.3 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu các đặc đểm để nhận biết nấm.
+ Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào?
+ Mô tả cấu tạo của một cây nấm mà em biết
Video trình bày nội dung:
1. Nhận biết nấm
- Nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài.
- Nấm là sinh vật dị dưỡng, thức ăn của chúng là các chất hữu cơ có trong môi trường.
- Nấm sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục…
- Cấu tạo của cây nấm gồm:
+ Mũ nấm
+ Thân nấm
+ Sợi nấm
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG NẤM
+ Em hãy phân chia một số mẫu vật nấm hoặc các tranh ảnh về các loài nấm.
+ Phân chia nấm thành các nhóm khác nhau, tham khảo cách phân đọc thông tin trong SGK. Giải thích tại sao lại phân chia như vậy.
+ Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm, lấy thêm các ví dụ về các loại nấm mà em biết và chia các nấm đó vào các nhóm cho phù hợp.
+ Nêu sự đa dạng của nấm
Video trình bày nội dung:
- Nấm được phân chia thành các nhóm khác nhau: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.
- Ví dụ về các nhóm nấm và đặc điểm:
Các loại nấm | Đặc điểm | Ví dụ |
Nấm túi | Thể quả có dạng túi | Nấm bụng dê, nấm cục, nấm men… |
Nấm đảm | Thể quả có dạng hình mũ | Nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà, … |
Nấm tiếp hợp | Sợi nấm phân nhánh | Nấm mốc trên các loại bánh mì, hoa quả… |
- Nấm có thể đơn bào hoặc đa bào, nấm đa dạng về hình thái, cấu tạo và về cách dinh dưỡng.
NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NẤM
Em hãy nêu vai trò và tác hại của nấm trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu lợi ích của nấm. Lấy các ví dụ minh hoạ cho các lợi ích đó.
+ Nêu tác hại của nấm. Lấy ví dụ minh hoạ cho những tác hại này.
Video trình bày nội dung:
* Vai trò:
+ Phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường
+ Làm thức ăn bổ dưỡng cho con người
+ Dùng làm dược liệu chữa bệnh.
*Tác hại:
+ Gây bệnh cho động vật, thực vật
+ Gây bệnh ngoài da ở người.
+ Một số nấm độc khi ăn vào gây ngộ độc, có thể dẫn tới tử vong.
Nội dung video Bài 18: “Đa dạng nấm” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.