Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 27 : LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác động của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác động của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và thảo luận về các câu hỏi sau:

+ Bằng cách nào có thể làm lệch dây treo vật ? Có thể không chạm tay trực tiếp vào vật và dây treo được không?

+ Em hãy chỉ ra đặc điểm tác dụng lực gây ra sự lệch.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU VÀ LẤY VÍ DỤ CỦA LỰC TIẾP XÚC

NV1:

- Em hãy đọc SGK mục I, sau đó thảo luận tìm hiểu các từ khoá: Lực va chạm, lực đàn hồi và lực tiếp xúc nói chung rồi suy ra đặc điểm tác dụng của lực va chạm, lực đàn hồi trong từng ví dụ.

- Em đã sử dụng bóng bay đã bơm căng, cọ xát bóng bay vào tóc khô, sau đó tách ra, quan sát sự hút kéo các sợi tóc do lực điện (không cần đi sâu vào cơ chế của hiện tượng, chỉ nêu kết quả và chỉ ra tác dụng của một loại lực không tiếp xúc).

Video trình bày nội dung:

- Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.

- Ví dụ: Lực khi tay bưng bê đồ vật, lực khi chân đá vào quả bóng.

- Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại.

- Độ lớn của lựa va chạm có thể rất lớn hoặc có thể rất nhỏ.

- Khi vật đàn hồi bị biến dạng  thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.

NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU VÀ LẤY VÍ DỤ CỦA LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

- Em thực hiện thí nghiệm theo nhóm, yêu cầu mô tả kết quả, đưa ra kết luận về việc tạo ra lực tác dụng giữa nam châm với nam châm, nam châm với vật nhỏ bằng sắt: đưa chúng lại gần nhau nhưng không để tiếp xúc nhau.

- Cùng chơi trò chơi: Tương tác nam châm với vật nhỏ bằng sắt (nắp bút, ngòi bút…), thanh nam châm khác.

Video trình bày nội dung:

- Có những lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc nhau, những lực như vậy được gọi là lực không tiếp xúc.

- Ví dụ: Lực nam châm hút các vật sắt, lực trái đất hút quả bị rụng.

NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU CÁC ỨNG DỤNG CỦA LỰA TIẾP XÚC VÀ KHÔNG TIẾP XÚC TRONG THỰC TẾ

Em hãy nêu ứng dụng của lực tiếp xúc và không tiếp xúc

Video trình bày nội dung:

- HS nêu ra ứng dụng

Nội dung video Bài 27: “Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác