Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 14: Phân loại thế giới sống

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 14: Phân loại thế giới sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

Xin kính chào các em học sinh đến với bài học mới!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức nhóm cho HS nêu tên các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại.

- GV đặt thêm câu hỏi: Vậy trong các loài sinh vật đó, loài nào có quan hệ gần gũi với nhau?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Vì sao cần phân loại thế giới sống

- GV yêu cầu: HS đọc thông tin trong phần I SGK, quan sát hình 14.1 và 14.2 sgk, nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống?

- GV đặt thêm câu hỏi: Nếu không phân loại các sinh vật thì sao? Sinh vật được phân chia thành những nhóm nào?

Video trình bày nội dung:

- Ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.

Nội dung 2. Thế giới sống được chia thành các giới

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3sgk và liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1sgk.

Video trình bày nội dung:

- Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định về cấu trúc, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.

- Thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

Bảng 14.1

Tên giớiTên sinh vật
Khởi sinhVi khuẩn, vi khuẩn lam
Nguyên sinhTrùng roi, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày…
NấmNấm bụng dê, nấm sò
Thực vậtHướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông…
Động vậtVoi, rùa, chim, cá, mực...

- Các bậc phân loại của thế giới ống từ thấp đến cao: Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

Nội dung 3. Tìm hiểu sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong 86, 87sgk, quan sát hình 14.6 đến 14.9 sgk và nêu tên các loại môi trường sống, nêu tên một số sinh vật có trong mỗi loại môi trường đó.

Video trình bày nội dung:

- Số lượng: Hơn 10 triệu loài

- Môi trường sống: 

+ Môi trường cạn: Cây dâu, con hổ, con trâu...

+ Môi trường nước: rong rêu, tảo, cá, tôm...

+ Môi trường đất: giun đất, thạch sùng...

+ Môi trường sinh vật: chấy, rận, sán, giun đũa....

………..

Nội dung video bài 14: Phân loại thế giới sống còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác