Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 35 : HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì khác nhau.

- Sử dụng tranh ảnh chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Vào những hôm trời quang, khi chúng ta quan sát bầu trời đêm, ta có thể nhìn thấy rất nhiều ngôi sao lấp lánh. Những ngôi sao đó là gì? Không gian bên ngoài Trái Đất còn có những gì ngoài Mặt Trời, Mặt Trăng?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: CẤU TRÚC CỦA HỆ MẶT TRỜI

Em hãy quan sát hình 35.3 (SGK) và nhận xét cấu trúc của hệ Mặt Trời. 

BÀI 35 : HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀChào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì khác nhau.- Sử dụng tranh ảnh chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGVào những hôm trời quang, khi chúng ta quan sát bầu trời đêm, ta có thể nhìn thấy rất nhiều ngôi sao lấp lánh. Những ngôi sao đó là gì? Không gian bên ngoài Trái Đất còn có những gì ngoài Mặt Trời, Mặt Trăng?HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Em hãy quan sát một số hình ảnh về sao chổi và nhận xét về hình dạng của sao chổi? Tại sao ta lại nhìn thấy hình dạng của sao chổi như vậy?

Video trình bày nội dung:

- Cấu trúc của hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh (Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh). 

- Các hành tinh có khoảng cách đến Mặt Trời và chu kì chuyển động quanh Mặt Trời khác nhau. - Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời là phát sáng còn các hành tinh không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời.

-  Ngoài Mặt Trời và tám hành tinh chính thì hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh và sao chổi.

NỘI DUNG 2: NGÂN HÀ

Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy nêu khái niệm của ngân hà?

+ Vào những hôm không Trăng và trời quang, chúng ta có thể nhìn thấy một dải sáng màu bạc vắt ngang qua bầu trời, dải sáng bạc đó được gọi là Ngân Hà. Đó là nơi tập trung rất nhiều sao phát sáng giống như Mặt Trời. Mặt Trời cũng chỉ là một ngôi sao cỡ trung bình trong Ngân Hà, tuy nhiên ta nhìn thấy Mặt Trời lớn hơn là do Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng quan sát được Ngân Hà không? Tại sao?

Video trình bày nội dung:

- Dải ngân hà là giải sáng màu bạc vắt ngang qua bầu trời.

- Ngân hà có rất nhiều sao, Mặt trời là một trong số đó.

- Ngày nay, với hiệu ứng ánh sáng đô thị, chúng ta rất khó quan sát được ánh sáng rất yếu đến từ các ngôi sao rất xa Trái Đất. Hoạt động 35.4: Sắp xếp hệ Mặt Trời.

Nội dung video Bài 35: “Hệ mặt trời và ngân hà” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác