Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 11 : CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI
BÀI 33 : HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Em hãy quan sát một số vị trí của Mặt Trời trên bầu trời trong ngày.
+ Em hãy cho biết, hằng ngày, em thường nhìn thấy Mặt Trời ở đâu vào những thời điểm:
a) lúc sáng sớm?
b) buổi trưa?
c) lúc chiều tối?
+ Khi quan sát bầu trời trong một ngày, em sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông lúc bình minh. Mặt Trời tiếp tục lên cao nhất vào khoảng giữa trưa; xuống thấp dần và lặn ở phía tây lúc hoàng hôn.
+ Để có thể giải thích được sự mọc, lặn và di chuyển của Mặt Trời, con người đã từng nghĩ rằng hằng ngày Trái Đất đứng yên và Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất hết một ngày đêm, liệu cách suy nghĩ này thực sự đúng hay không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU TRÁI ĐẤT QUAY QUANH TRỤC
Em hãy sử dụng mô hình Trái Đất và xác định trục quay và hai cực Bắc” và “cực Nam” của Trái Đất (hình 33.1 SGK).
+ Trước hết để xác định phía bắc, trong thực tế ta có thể sử dụng phương pháp nào?
Video trình bày nội dung:
- Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó.
- Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông, một vòng hết một ngày đêm.
- Cách xác định bốn phía: Nếu xác định được phía bắc, khi đứng ta hướng mặt về phía bắc, thì phía sau là phía nam, tay phải là phía đông, tay trái là phía tây.
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU SỰ MỌC VÀ LẶN CỦA TRÁI ĐẤT
+ Em hãy giới thiệu mô hình tìm hiểu sự mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời (hình 33.2sgk): Mô hình Trái Đất có thể quay xung quanh trục, trên đó tại vị trí Việt Nam có gắn một mô hình người quay mặt về phía đông, đèn chiếu sáng tượng trưng cho Mặt Trời.
+ Em hãy thực hành với mô hình tìm hiểu sự mọc, lặn hằng ngày của Mặt Trời.
+ Bật đèn chiếu sáng mô hình Trái Đất.
+ Ban đầu HS để mô hình người ở vị trí đối diện với đèn.
Bước 1: Quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ tây sang đông lần lượt em sẽ thấy: Hình người bắt đầu có ánh sáng chiếu vào trước mặt. Mặt Trời ở vị trí mặt người. ngang với mặt người.
Bước 2: Tiếp tục quay mô hình Trái Đất, lúc sau Mặt Trời ở phía trên đầu hình người, tương ứng với Mặt Trời ở vị trí cao nhất trong ngày (hình 33.3b).
Bước 3: Tiếp tục quay từ từ mô hình Trái Đất. Khi hình người chuẩn bị không nhận được ánh sáng nữa, ánh sáng chiếu vào lưng hình người, lúc đó Mặt Trời lặn ở phía tây (hình 33.3c).
Hình | Thời điểm quan sát | Vị trí Mặt trời | Kết luận |
33.3a | |||
33.3b | |||
33.3c |
Video trình bày nội dung:
Trong một ngày, Mặt Trời ở các vị trí khác nhau trên bầu trời, Mặt Trời ở vị trí thấp nhất vào lúc mọc ở phía đông, lặn ở phía tây, cao nhất vào khoảng giữa trưa. Mặt Trời di chuyển trên bầu trời hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất.
Nội dung video Bài 33: “Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.