Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 22: Đa dạng động vật không xương sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 22 : ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống. Gọi tên được một số động vật không xương sống điển hình. 

- Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật không xương sống trong đời sống.

- Quan sát hoặc chụp ảnh được một số động vật không xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Hãy kể tên những động vật mà em biết và nêu những đặc điểm ở động vật phân biệt với thực vật? 

- Động vật gồm những nhóm nào? Các nhóm đó có đặc điểm gì? Động vật đa dạng như thế nào và có vai trò, tác hại như thế nào trong thực tiễn?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

- Em hãy nêu những đặc điểm của vật không xương sống và từ các ví dụ về động vật không xương sống.

- Em hãy nêu sự đa dạng của động vật không xương

Video trình bày nội dung:

- Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.

- Chúng sống ở khắp nơi trên Trái Đất. Động vật không xương sống đa dạng, gồm nhiêu ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…

NỘI DUNG 2 : TÌM HIỂU NGÀNH RUỘT KHOANG

Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.

+ Kể tên những đại diện điển hình của động vật ngành Ruột khoang. 

+ Mô tả hình dạng của hải quỳ và sứa (Hình 22.2 SGK). 

+ Trình bày vai trò và tác hại của động vật ngành Ruột khoang.

+ Quan sát tranh ảnh, mẫu vật và vẽ hình một động vật điển hình của ngành Ruột khoang vào vở.

Video trình bày nội dung:

- Đặc điểm nhận biết của động vật ngành Ruột khoang: cơ thể đối xứng toả tròn.

- Vai trò:

+ Sử dụng làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại: Một số loài có độc tính gây tổn thương cho con người và động vật khi tiếp xúc.

NỘI DUNG 3 : TÌM HIỂU CÁC NGÀNH GIUN

NV1:

+ Kể tên các ngành Giun và đại diện của mỗi ngành. Nêu các đặc điểm nhận biết Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt?

+ Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất?

+ Trình bày sự đa dạng của các ngành Giun?

NV2:

- Em hãy kể tên các bệnh do giun, sán gây ra: kể tên các bệnh, triệu chứng và nêu các biện pháp phòng tránh bệnh.

Video trình bày nội dung:

- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.

- Một số ngành giun: 

+ Giun dẹp: cơ thể mềm và dẹp

+ Giun tròn: cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không cân đối.

+ Giun đốt: cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

- Các ngành giun đa dạng về hình dạng, kích thước và lối sống.

- Vai trò của động vật ngành giun: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; làm đất tơi xốp…

- Một số bệnh của ngành giun: gây bệnh cho người và động vật.

NỘI DUNG 4: TÌM HIỂU NGÀNH THÂN MỀM

NV1

- Em hãy quan sát hình 22.4 SGK và trả lời câu hỏi: 

BÀI 22 : ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

+ Mô tả những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4 SGK. 

+ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm,

+ Xem video/ quan sát tranh ảnh, mẫu vật và lập bảng về những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát được.

NV2

+ Hãy gọi tên các động vật trong hình 22.5 SGK và nêu vai trò của các động vật đó.

+ Hãy kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em. Nêu vai trò của các loài đó trong thực tiễn.

Video trình bày nội dung:

- Đặc điểm nhận biết: Cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số bên ngoài vỏ cứng.

- Ví dụ: con sò, con trai, con ốc, con mực. con bạch tuộc, con hàu…

- Ngành thân mềm có số loài lớn, đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

- Vai trò: Làm thức ăn cho con người, động vật; lọc sạch nước bẩn…

- Tác hại: Phá hoại cây trồng (như ốc sên).

NỘI DUNG 5 : TÌM HIỂU NGÀNH CHÂN KHỚP

NV1:

+ Hãy gọi tên các động vật trong hình 22.6 SGK, mô tả đặc điểm hình thái của chúng. Nêu lợi ích và tác hại của các động vật đó.

+ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được các động vật thuộc ngành Chân khớp

+ Nêu vai trò và tác hại của động vật ngành Chân khớp.

NV2

+ Gọi tên các động vật trong hình 22.7 SGK. Nêu vai trò và tác hại của các động vật đó. 

+ Quan sát mẫu vật thật hoặc lọ ngâm mẫu vật, mẫu khô, mô hình,... và mô tả hình thái ngoài của đại diện thuộc ngành Chân khớp mà em quan sát được.

+ Hãy lấy ví dụ động vật chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

Video trình bày nội dung:

- Đặc điểm nhận biết: Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

- Chân khớp là ngành đa dạng nhất về số lượng loài.

- Vai trò ngành chân khớp:

+ Làm thức ăn cho con người (tôm, cua…)

+ Thụ phấn cho cây trồng (ong mật…)

- Tác hại ngành chân khớp:

+ Làm hại cây trồng (châu chấu, cào cào…)

+ Lây truyền các nguy hiểm (ruồi, muỗi,…)

Nội dung video Bài 22: “Đa dạng động vật không xương sống” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác