Slide bài giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 9 Đọc 2: Con đường không chọn
Slide điện tử bài 9 Đọc 2: Con đường không chọn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỌN
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?
Trả lời:
- Tôi từng cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn
Câu 2: Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?
Trả lời:
- Để có thể quyết định được lựa chọn của mình, tôi đã tham khảo ý kiến của bố mẹ, người thân hoặc bạn bè và sau đó lắng nghe suy nghĩ của bản thân để lựa chọn.
- Tôi từng cảm thấy may mắn, cũng từng thấy tiếc nuối trước những sự lựa chọn của mình.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành và đang đứng trước tình huống phải lựa chọn một trong hai con đường để đi tiếp.
Câu 2: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Lối rẽ bên này: đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây
- Lối rẽ bên kia: cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi
Câu 3: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình đã chọn lối mòn ít có ai đi lại.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?
Trả lời:
- “Con đường” là ẩn dụ cho đường đời
- “Lối rẽ” là ẩn dụ về những khúc ngoặt, những quyết định mà bất cứ ai trong chúng ta phải lựa chọn
Câu 2: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?
Trả lời:
Rô-bớt Phờ-rót đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn chứ không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi là vì
- Ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn.
- Nếu đặt tên nhan đề là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi thì chưa thật sự truyền tải được hết thông điệp của bài thơ, cũng như chưa tạo được ấn tượng của độc giả với sự lựa chọn của nhân vật trữ tình.
Câu 3: Hai lỗi rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
Trả lời:
- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau.
- Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.
Câu 4: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Trả lời:
Nhân vật đang trên hành trình lữ hành, khám phá những điều mới mẻ vậy nên khi anh không thể lựa chọn cả hai lối rẽ thì anh cũng không thể không chọn bất cứ lối rẽ nào.
Câu 5: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?
Trả lời:
Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo tôi, không nhất thiết anh ta phải tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn mà đó có thể là sự yêu thích hay cảm thấy phù hợp hoặc các yếu tố khác khiến anh ta chọn con đường đó.
Câu 6: Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?
Trả lời:
Tôi đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Vì tôi cũng đã từng đứng trước nhiều lựa chọn, từ những việc nhỏ nhất. Chúng ta luôn băn khoăn không biết đâu là lựa chọn tốt hơn và liệu bản thân mình có tiếc nuối với lựa chọn của mình không.
Câu 7: Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.
Trả lời:
Một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa: “Tôi đã chọn lối mòn ít ai đi/Và điều đó đã làm thay đổi tất cả”
Thông điệp gợi những suy nghĩ về những quyết định lựa chọn trên đường đời của mình.
VIẾT KẾT NỐI
Câu 1: Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
Trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng can đảm.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Can đảm: dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Lòng can đảm của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người có lòng can đảm:
Dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng.
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống luôn cố gắng vươn lên.
Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó.
• Lợi ích, ý nghĩa của lòng can đảm:
Khi dám làm những việc mà người khác không dám làm, con người ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được.
Can đảm là một đức tính tốt đẹp, người có lòng can đảm cũng là người có tinh thần thép, mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ.
Người can đảm là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người sống với lòng can đảm và nhận về thành công rực rỡ.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám làm những việc mà bản thân mình đặt ra, lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi bước về sau,… những người này đáng bị xã hội thẳng thán lên án, phê phán.
3. Kết bài