Slide bài giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 7 Đọc 3: Một chuyện đùa nho nhỏ
Slide điện tử bài 7 Đọc 3: Một chuyện đùa nho nhỏ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: MỘT CHUYỆN ĐÙA NHO NHỎ
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
Trả lời:
Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Kỉ niệm tôi muốn chia sẻ với các bạn ở đây đó là ngày tôi còn bé, tôi đã đòi bằng được mẹ mua cho một bộ quần mới cho bằng bạn bè trong khi gia đình tôi bây giờ chẳng hề khá giả. Nhưng mẹ tôi vẫn cố gắng mua cho tôi để tôi cảm thấy vui và hạnh phúc. Sau này lớn lên, khi nhớ lại tôi cảm thấy bản thân cần cố gắng nhiều hơn nữa, học hành tốt và kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, mẹ tặng cha mẹ những món quà từ đồng tiền mình làm ra.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn "lúc đó" hay "bây giờ"?
Trả lời:
- Ngội kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi
- Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, tại thời điểm khi mà nhân vật “tôi” bắt đầu trò đùa của mình, nói “tôi yêu em” với Na-đi-a mỗi khi đi trượt tuyết.
Câu 2: Vì sao Na-đi-a "không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy"?
Trả lời:
Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng đó là lời nói của nhân vật "tôi" và không muốn tin gió nói điều ấy.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
Trả lời:
- Câu chuyện Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn này là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
Câu 2: Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
Trả lời:
Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ gồm năm phần:
- Phần một: Từ đầu đến “... chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: lần trượt tuyết thứ nhất giữa nhân vật "tôi" và Na-đi-a, khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.
- Phần hai: Tiếp đến “... sợ hãi như những lần trước”: lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.
- Phần ba: Tiếp đến “... cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.
- Phần bốn: Tiếp theo đến “... trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.
- Phần cuối: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.
Câu 3: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
Trả lời:
Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.
Câu 4: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
Trả lời:
- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật "tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa:
Thấy thú vị với trò đùa của mình và thấy sự bối rối, day dứt của Na-đi-a là một sự đáng yêu, ngộ nghĩnh.
Nhân vật "tôi" nghĩ rằng lời yêu đương đó là của anh hay gió cũng như nhau mà không hề ngờ rằng Na-đi-a đã tự đi trượt một mình để kiểm chứng.
- Có thể nói nhân vật "tôi" cũng chính là người mất mát sau "một chuyện đùa nho nhỏ" vì trò đùa của anh đã làm cho Na-đi-a dằn vặt, đau khổ một cách vô ý. Sự mất mát của nhân vật "tôi" ở đây là sự mất mát về việc đồng cảm với người khác và vô tình làm người khác đau khổ.
Câu 5: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?
Trả lời:
- Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” với Na-đi-a là một câu nói hệ trọng, và là một câu nói đem lại cho Na-đi-a hạnh phúc cũng như sự đau khổ.
- Bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống "một mình" để "thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không" vì cô muốn xác nhận lời nói đó có phải là của nhân vật "tôi" hay không.
Câu 6: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?
Trả lời:
- Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho tôi những cảm nghĩ về một tương lai mới mẻ của, tươi sáng của các nhân vật. Na-đi-a sẽ thôi đau khổ, sẽ có một cuộc sống mới. Nhân vật "tôi" cũng sẽ có một cuộc sống mới. Những lần trượt tuyết của họ sẽ trở thành kỉ niệm.
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ không như Na-đi-a, dù có không rõ ai đã nói những lời đường mật kia, tôi cũng sẽ bỏ ngoài tai vì họ đã không dám nói trực tiếp với tôi. Như vậy, tôi sẽ không bị dằn vặt và cảm thấy đau khổ như Na-đi-a. Tôi cũng sẽ không như nhân vật "tôi", trêu đùa ác ý như vậy. Còn nếu rơi vào hoàn cảnh chia tay lúc mùa xuân, nếu là nhân vật "tôi", tôi cũng không đủ can đảm để nói thật với Na-đi-a. Có lẽ, cách tốt nhất chính là nói một lời "Na-đi-a, anh yêu em!" cuối cùng như trong truyện ngắn.
Câu 7: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
Trả lời:
- Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.
VIẾT KẾT NỐI
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.
Trả lời:
An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.