Slide bài giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 3 Đọc 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Slide điện tử bài 3 Đọc 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 10 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

TRƯỚC KHI ĐỌC 

Câu 1: Bạn nghĩ gì khi thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) 

Trả lời:

Khi nhìn thấy những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), tôi cảm thấy kính trọng những vị tiến sĩ đương thời, nhớ đến những công lao, những đóng góp to lớn của họ đối với đất nước và tôi hi vọng mình cũng sẽ trở thành một vị hiền tài giúp ích cho nước nhà.

Câu 2: Bạn đã thấy, đã nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gi” ở đâu, trong hoàn cảnh nào? 

Trả lời:

- Học sinh tự nhớ lại thời gian và hoàn cảnh mà mình nghe thấy câu "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

- Gợi ý: có thể là khi đi thăm những văn bia tiên sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám; hoặc nghe khi xem một bộ phim lịch sử về các vị tiến sĩ hiền tài của nước ta,…

ĐỌC VĂN BẢN 

Câu 1: Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

Trả lời:

Các vị vua ban ân cho kẻ sĩ: 

- Cho khoa danh

- Đề cao bằng tước trật 

- Nêu tên ở tháp Nhạn

- Ban danh hiệu Long hổ

- Bày tiệc Văn hỉ

Câu 2: Lí do chính của việc dựng bia là gì?

Trả lời:

Lí do chính của việc dựng bia là để vinh danh, lưu lại tiếng thơm lâu dài cho những người đỗ đạc, đồng thời cũng là để kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

SAU KHI ĐỌC 

Câu 1: Tìm trong đoạn 2 của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của "các đấng thánh đế minh vương".

Trả lời:

Những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của "các đấng thánh đế minh vương" trong đoạn 2 là:

  • Bồi dưỡng nhân tài

  • Kén chọn kẻ sĩ

  • Vun trồng nguyên khí

  • Quý chuộng kẻ sĩ

  • Yêu mến cho khoa danh

  • Đề cao bằng tước trật

  • Nêu tên ở tháp Nhạn

  • Ban danh hiệu Long hổ

  • Bày tiệc Văn hỉ

Câu 2: Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào.

Trả lời:

Câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ: "Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.”

Câu 3: Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy?

Trả lời:

- Luận đề của văn bản: bàn luận về việc đãi ngộ hiền tài và tầm quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của đất nước.

- Lý do xác định luận đề:

  + Nhan đề của văn bản: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

  + Các luận điểm, lý lẽ, bằng chứng trong văn bản đều hướng đến việc làm nổi bật tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước và các việc làm khuyến khích phát triển nhân tài cho đất nước.

Câu 4: Xét về nội dung, đoạn 3 có mối quan hệ như thế nào với đoạn 2?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa nội dung đoạn (2) và đoạn (3): 

- Đoạn (2) bàn về những việc làm thể hiện sự coi trọng của "các đấng thánh đế minh vương" với người hiền tài trong thiên hạ.

- Đoạn (3) nói về những chính sách khuyến khích hiền tài đã được làm và đang tiếp tục làm (khắc bia) của đất nước.

- Về nội dung, hai đoạn có liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau, đưa ra luận điểm về sự coi trọng hiền tài; sau đó nêu dẫn chứng về những chính sách đã và đang làm thể hiện sự coi trọng hiền tài. 

Câu 5: Bạn hãy khái quát về nội dung đoạn 4 và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.

Trả lời:

- Nội dung đoạn 4: Nói về việc kẻ sĩ nên biết cách tự trọng tấm thân mà báo đáp lại những đãi ngộ của triều đình.

- Chức năng trong mạch lập luận: là một luận cứ trong mạch lập luận, nối tiếp đoạn (3) với đoạn (5), với những chính sách, việc làm đề cao người hiền tài của triều đình thì họ đã, đang và sẽ làm những gì để giúp ích cho đất nước. 

Đoạn (4) là nút thắt để người đọc thấy được rõ nhất những công lao to lớn mà hiền tài mang đến cho đất nước cũng như ý nghĩa của việc dựng bia đá trong đoạn (5).

Câu 6: Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?

Trả lời:

Cách triển khai luận điểm của tác giả:

  • Tác giả nêu quan điểm với vị thế là một người truyền đạt “thánh ý”, đưa ra luận điểm, luận cứ về việc trọng dụng hiền tài của triều đình nhà nước.

  • Tác giả cũng trình bày luận điểm về những suy nghĩ của kẻ sĩ được trọng dụng, bày tỏ thái độ của bản thân, đưa ra những lí lẽ bằng chứng về sự đóng góp của kẻ sĩ cho nước nhà.

  • Với hai tư cách này, tác giả triển khai hệ thống luận điểm không mang tính đối lập mà được trình bày song song với nhau, vừa nói về tầm quan trọng của hiền tài với đất nước vừa nêu lên những đóng góp mà họ đã làm cho đất nước.

Câu 7: Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”

Trả lời:

Dẫn chứng lịch sử: nước ta coi trọng những bậc hiền tài như 

  • Quang Trung, Trần Hưng Đạo có tài chỉ huy, là những vị tướng lĩnh tài ba có công đánh giặc ngoại xâm.

  • Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, và một số nhà văn, nhà thơ khác đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp văn học của nước nhà.

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao to lớn với đất nước.

Câu 8: Qua việc đọc văn bản ở trên, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?

Trả lời:

Tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận:

- Đối với người viết:

  + Biết được nội dung cần viết, bày tỏ được những quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong bài văn nghị luận

  + Xác định được những luận điểm, sắp xếp hệ thống luận cứ, lí lẽ, bằng chứng một cách khoa học, logic để làm rõ luận điểm.

- Đối với người đọc:

  + Nhận biết được luận đề, luận điểm và các bằng chứng, lí lẽ mà người viết đưa ra.

  + Hiểu được nội dung bài nghị luận, thấy được quan điểm, thông điệp mà người viết đề cập trong bài văn.

VIẾT KẾT NỐI 

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Trả lời:

  1. Mở đoạn: 

- Giới thiệu vấn đề cần trình bày 

2. Thân đoạn: 

- Tầm quan trọng của việc trọng dụng hiền tài 

- Biểu hiện của việc trọng dụng hiền tài từ trong lịch sử 

- Ý nghĩa của việc trọng dụng nhân tài trong bối cảnh hiện nay 

3. Kết đoạn: 

- Khái quát vấn đề cần trình bày