Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Slide điện tử bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 10 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy kể một số hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nơi em sinh sống và cho biết hoạt động đó góp phần gì cho đời sống xã hội.

Trả lời rút gọn:

- Dịch vụ: Internet, chuyển phát, sửa chữa xe... giúp người dân gửi hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện.

- Sản xuất: Sản xuất lúa, ngô, khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm… giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm và tạo nguồn thu nhập cho chủ hộ.

- Thương mại: Đại lý bán hàng (tạp hóa, xăng dầu, điện máy…) giúp người dân mua bán hàng hóa thuận tiện.

Vai trò sản xuất kinh doanh

Câu 1: Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích gì? Hoạt động này có điểm gì khác so với hoạt động sản xuất trước đây?

Trả lời rút gọn:

- Anh T cung cấp dịch vụ nghiền thức ăn cho gia súc để giúp bà con địa phương phát triển chăn nuôi.

- Hoạt động này không chỉ giúp anh T phát triển hơn trong chăn nuôi mà còn hỗ trợ bà con bớt khó khăn.

- Trước kia, nhà anh T chỉ đủ phục vụ nhu cầu gia đình và cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

- Từ khi đầu tư vào máy nghiền thức ăn, anh có thể nuôi thêm hơn 60 con lợn mỗi năm và phục vụ bà con phát triển chăn nuôi.

Câu 2: Hoạt động sản xuất của anh T mang lại lợi ích gì cho gia đình và xã hội?

Trả lời rút gọn:

- Hoạt động sản xuất của anh T mang lại thu nhập cho gia đình từ việc cung cấp dịch vụ máy nghiền thức ăn, phát triển chăn nuôi.

- Hoạt động này thúc đẩy chăn nuôi cho bà con và góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương.

Một số mô hình sản xuất kinh doanh

a) Mô hình hộ sản xuất kinh doanh:

Câu 1: Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? số lao động tham gia là bao nhiêu?

Trả lời rút gọn:

Anh T chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ gia đình, với sự tham gia lao động của toàn bộ thành viên trong gia đình.

Câu 2: Em có nhận xét gì về quy mô kinh doanh, khả năng huy động vốn của hộ gia đình anh T?

Trả lời rút gọn:

- Gia đình anh T hoạt động kinh doanh theo mô hình cá nhân làm chủ, quy mô nhỏ, thuận lợi cho sản xuất.

- Tuy nhiên, khó khăn trong việc huy động vốn, tăng quy mô, đầu tư trang thiết bị và đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn là điều thường gặp do quy mô nhỏ lẻ.

b) Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh:

Câu hỏi: Hợp tác xã đoàn kết gồm mấy thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc nào? Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì?Theo em, Tại sao anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác?

Trả lời rút gọn:

- Hợp tác xã đoàn kết gồm 8 thành viên, hoạt động dựa trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với hộ sản xuất kinh doanh là có điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn mới, sử dụng giống lúa có năng suất cao, gieo cấy tập trung, phân bón cân đối nên thu được kết quả cao hơn. Hợp tác xã còn lo bao tiêu sản phẩm, bán với giá ổn định nên các thành viên yên tâm, tin tưởng phát triển sản xuất.

- Anh T liên kết với các hộ gia đình khác để hình thành mô hình hợp tác xã, giúp huy động vốn dễ dàng, nâng cao thu nhập cho mỗi hộ gia đình.

c) Mô hình doanh nghiệp:

Câu 1: Em hãy nêu những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X.

Trả lời rút gọn:

- Doanh nghiệp X, do Ông Q làm chủ, kinh doanh mặt hàng điện tử gia dụng, có trụ sở giao dịch và cơ cấu nhân sự, bộ máy điều hành.

- Được nhà nước cấp phép hoạt động và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng trong các hoạt động kinh doanh trước pháp luật.

Câu 2: Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Gia đình anh T hoạt động kinh doanh theo mô hình cá nhân làm chủ, quy mô nhỏ, thuận lợi cho sản xuất, nhưng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tăng quy mô, đầu tư trang thiết bị, và đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.

Câu 3: Công ty hợp doanh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp doanh có quyền và nghĩa vụ gì trong công ty? Các thành viên góp vốn có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty ?

Trả lời rút gọn:

- Công ty hợp danh QT được thành lập bởi ông T và Ông Q.

- Các thành viên hợp doanh chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty. Họ có quyền ngang nhau trong quản lý và tiến hành các hoạt động kinh doanh, và đồng thời liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ trong phạm vi số vốn mà họ đã cam kết vào công ty, và có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ, nhưng không được tham gia quản lý hoặc hoạt động kinh doanh của công ty.

Câu 4: Theo em công ty hợp doanh có ưu điểm gì so với công ty tư nhân?

Trả lời rút gọn:

- Ưu điểm của công ty hợp danh là khả năng huy động vốn, mở rộng đội ngũ quản lý, và xây dựng sự tin cậy từ các khách hàng và đối tác kinh doanh. Điều hành và quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng thành viên ít và mức độ tin tưởng cao giữa họ.

Câu 5: Em có nhận xét gì về mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N?

Trả lời rút gọn:

Mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N là để anh ta chỉ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ, mà không lo ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của anh ta.

Câu 6: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào ? Cơ chế tổ chức và hoạt động ra sao ?

Trả lời rút gọn:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bằng việc có thêm 4 người bạn đầu tư vào vốn điều lệ, tăng vốn lên 9 tỉ đồng.

- Cơ chế tổ chức và hoạt động của công ty là cả năm người thành lập sẽ cùng nhau tạo thành hội đồng thành viên, đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn góp.

Câu 7: Công ty cổ phần A được hình thành như thế nào? Em hãy nêu phương thức hoạt động của công ty cổ phần?

Trả lời rút gọn:

- Công ty cổ phần A được hình thành từ vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông. 

- Cách hoạt động của công ty này là hàng năm tổ chức đại hội cổ đông để bầu ra hội đồng quản trị.

- Công ty cổ phần phát hành chứng khoán để huy động vốn, và lợi tức cổ phần được chia cho cổ đông tương ứng với số cổ phần họ đóng góp.

Câu 8: Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phần hoá

Trả lời rút gọn:

- Sau quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp K đã trở thành một công ty cổ phần với số vốn lớn hơn nhiều so với trước. 

- Vốn nhà nước hiện chỉ chiếm 54% trong tổng vốn của công ty, phần còn lại được mở cửa cho tư nhân đầu tư.

Luyện tập

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây?

a. Sản xuất kinh doanh góp phản làm giảm tệ nạn xã hội.

b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.

c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.

d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Trả lời rút gọn:

a. Sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm tệ nạn xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

b. Kinh doanh phát triển có thể hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương khi nền kinh tế phát triển và áp dụng công nghệ mới.

c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi đầu tư nhiều vào nhà xưởng và trí tuệ, chỉ cần chiến lược kinh doanh tốt.

d. Sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh bằng cách thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Câu 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận đề nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:

a. giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

b. giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.

c. giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

d. giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.

e. giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Trả lời rút gọn:

a. Giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh:

- Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.

- Hộ kinh doanh: Không có tư cách pháp nhân, chủ hộ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, hoạt động manh mún.

b. Giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh:

- Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp, nhưng không vượt quá 50% vốn điều lệ.

- Hộ kinh doanh: Chỉ tham gia với tư cách pháp nhân trong hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.

c. Giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

- Công ty tư nhân: Không được phát hành chứng khoán để huy động vốn.

- Công ty TNHH 1 thành viên: Có thể phát hành trái phiếu và cổ phần trong trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần.

d. Giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh:

- Doanh nghiệp tư nhân: Một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

- Công ty Hợp danh: Ít nhất 2 cá nhân đồng chủ sở hữu công ty và cùng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

e. Giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: Vốn không chia thành cổ phần, tỷ lệ vốn góp không nhất thiết phải bằng nhau.

- Công ty cổ phần: Vốn chia thành cổ phần, mỗi cổ đông có số cổ phần tương ứng với vốn góp của mình, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

Câu 3:  Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau:

- Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hinh hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.

- Tìm hiểu một mô hinh hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.

- Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau và giới thiệu vài nét về doanh nghiệp đó: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước.

Trả lời rút gọn:

* Ưu điểm của hộ kinh doanh:

- Thủ tục thành lập đơn giản hơn so với doanh nghiệp.

- Thủ tục đăng ký và khai thuế đơn giản hơn, có thể đóng thuế khoán hằng năm.

- Quản lý chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản.

- Có thể hoạt động ở nhiều địa điểm sau khi thực hiện đăng ký trụ sở.

* Nhược điểm của hộ kinh doanh:

- Chỉ bao gồm cá nhân và thành viên trong hộ gia đình, không có "nhóm các cá nhân" như trước.

Câu 4: Em có lời khuyên gì với các nhân vật trong những tình huống sau?

a. Những ngày nóng nhàn, anh C cùng nhiều thanh niên trong xã lên thảnh phố làm thuê.

Lao động vất vả, phải sống xa nhà, tốn thêm chỉ phi thuê nhà trọ, ăn uống, xe cộ....nhưng thu nhập cũng chăng được bao nhiêu. Mới đây, có người bà con khuyên anh chọn một mô hình kinh doanh phù hợp để phát triển sự nghiệp ở quê, không lên thành phố làm thuê nữa.

Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?

b. Các bạn trong lớp 10A đều yêu mến N vi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay, làm được nhiều loại bánh ngon. Nhà ở ngay gần chợ phố huyện, nhận thấy khả năng có thể kinh doanh đẻ phát triển kinh tế gia đỉnh. N có ý định sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ học thêm kĩ thuật làm bánh để mở cửa hàng chuyên kinh doanh bánh tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bạn trong lớp khuyên N nên học đại học để có cơ hội kiếm được nhiều việc làm tốt hơn.

Em có lời khuyên gì cho bạn N?

Trả lời rút gọn:

a. Nên nghe theo lời khuyên vì chọn một mô hình kinh doanh khác có thể mang lại lợi nhuận cao hơn và thu nhập ổn định hơn.

b. Thử trải nghiệm mở tiệm bánh của riêng mình để kinh doanh. Nếu bạn có đam mê, bạn sẽ đầu tư hết mình vào đó và có cơ hội đạt được thành công.

Vận dụng

Câu 1: Em hãy viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đỉnh và giới thiệu với các bạn.

Trả lời rút gọn:

- Kinh doanh quán ăn vặt là lựa chọn phù hợp cho những người yêu thích ẩm thực. Đây không chỉ là cơ hội để có thu nhập ổn định mà còn thỏa mãn đam mê của họ. 

- Để thành công trong kinh doanh quán ăn vặt, cần chú ý đến vị trí, đối tượng khách hàng, menu và chất lượng sản phẩm.

- Vốn đầu tư ban đầu dao động từ 50.000 đến 300.000 triệu đồng, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh.

- Bạn cũng có thể kết hợp kinh doanh online để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn và tăng doanh thu, lợi nhuận.

- Một số gợi ý sản phẩm phù hợp có thể là cửa hàng gà rán hoặc các loại đồ ăn vặt phổ biến.

Câu 2: Em hãy viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trinh về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế — xã hội ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

Gợi ý:

* Thông tin về tình hình số lượng, vốn và lao động doanh nghiệp:

- Tính đến ngày 31-12-2018, có trên 714 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 0,38% về số lượng, 7,6% lao động và 28,6% tổng nguồn vốn.

- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm 0,18% về số lượng, 4,3% lao động và 12,9% tổng nguồn vốn.

* Về kết quả sản xuất, kinh doanh:

- Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang giảm dần. 

- Tỷ trọng doanh thu thuần của họ giảm từ 18,2% năm 2015 xuống còn 14,5% năm 2018.

-  Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế của họ cũng giảm từ 28,4% xuống còn 21,2% trong cùng thời kỳ.

* Hiệu quả sản xuất, kinh doanh:

- Trong số 2.269 doanh nghiệp đang hoạt động, có 78,5% kinh doanh có lãi, 2,2% kinh doanh hòa vốn và 19,3% kinh doanh lỗ, theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020 của Tổng cục Thống kê.