Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Slide điện tử bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 9: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Trả lời rút gọn:

- Đoàn TNCS Đông Dương, ngay sau khi thành lập, đã phát triển mạnh mẽ trong cao trào cách mạng 1930-1931, đạt đỉnh điểm với Xô-Viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này đã tạo ra nhiều gương thanh niên hy sinh vì Tổ quốc, như Lý Tự Trọng, với tinh thần "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng".

- Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã đề ra chuyển đổi từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp tục truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, và xây dựng tổ chức chặt chẽ, đổi tên thành Đoàn Thanh niên Phản Đế Đông Dương trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9/1939.

Khám phá

Câu 1: Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết cùa em về vị trí của các cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trả lời rút gọn:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân và đoàn viên, hội viên.

Câu 2: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Các tổ chức Đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 3: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?

Trả lời rút gọn:

- Xã A, với nhiều hộ dân thuộc dân tộc thiểu số, Đảng bộ xã đã tổ chức lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã, thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã, được quán triệt bởi từng đảng viên.

- Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các tổ chức trong xã phối hợp với các ngành chức năng.

Câu 4: Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thông chính trị như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. 

- Đảng chi phối trực tiếp và tuyệt đối các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. 

- Tất cả các cơ quan và tổ chức phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng.

-  Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện qua nhiều phương thức như chủ trương, nghị quyết, công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát...

Câu 5: 1 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN bao gồm việc giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua môi trường và điều kiện pháp lý.

- Đảm bảo này bao gồm việc quy định về địa vị pháp lý của các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, điều kiện pháp lý cho tổ chức và hoạt động lãnh đạo của Đảng, và đảm bảo rằng mọi cán bộ, công chức đều tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Câu 6: Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

Câu 7: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyên lực nhà nước, các cơ quan, tổ chức đó cần phải làm gì đề thực hiện nguyện vọng của nhân dân?

Trả lời rút gọn:

- Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân.

- Quốc hội và HĐND khi quyết định một vấn đề phải tuân thủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 8: Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Tất cả quyền lực nhà nước ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về nhân dân.

- Nhân dân bầu ra các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. 

- Đại biểu dân cử thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu sự giám sát của họ.

- Nhân dân có thể bãi nhiệm đại biểu dân cử không được tín nhiệm.

- Những vấn đề quan trọng của đất nước phải được lấy ý kiến hoặc quyết định trực tiếp thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

Câu 9: Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?

Trả lời rút gọn:

- Hệ thống chính trị Việt Nam kết hợp tập trung và dân chủ.

Câu 10: Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam thường hoạt động thông qua các cuộc họp, phiên họp, kí họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định các vấn đề quan trọng bằng cách thảo luận và biểu quyết tập thể.

Câu 11: Em hãy cho biết các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Điều đó thể hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- "Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Điều 120, Khoản 4).

- "Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020, Điều 96, Khoản 3).

Câu 12: Em hiểu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào? 

Trả lời rút gọn:

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đó là sự tôn trọng, tuân thủ, và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân.

Câu 13: Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?

Trả lời rút gọn:

- Chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 14: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, chỉ có một đảng chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị đều dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 15: Em hiểu thế nào là tính thống nhất?

Trả lời rút gọn:

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức với tính chất, vị trí, và vai trò khác nhau, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất.

Câu 16: Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời rút gọn:

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức với tính chất, vị trí, và vai trò khác nhau, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất.

- Tính thống nhất này xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, thể hiện sự thống nhất của hệ thống chính trị.

Câu 17: Em hiểu như thế nào là tính nhân dân?

Trả lời rút gọn:

Các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân

Câu 18: Tính nhân dân được biểu hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời rút gọn:

- Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành từ tổ chức được tạo ra bởi các tầng lớp nhân dân, dựa trên lợi ích của nhân dân và được duy trì thông qua sự tham gia tích cực của nhân dân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất có khả năng tập hợp lao động và thực hiện nhiệm vụ của dân tộc. Nhà nước Việt Nam thuộc về dân, do dân và vì dân. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được bầu ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

Vận dụng

Câu 19: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay. 

Trả lời rút gọn:

- Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam. Đoàn hướng đến mục tiêu của Đảng: độc lập dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn cung cấp hướng dẫn về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội, tham gia xây dựng chương trình phối hợp với Hội. Ngoài ra, Đoàn còn tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Câu 20: Em hãy tìm hiểu và viết bài chia sẻ về hoạt động ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương em. 

Trả lời rút gọn:

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm diễn ra vào ngày truyền thống Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, 18/11. Sự kiện này bao gồm phần Lễ và phần Hội, trong đó phần Lễ được tổ chức ngắn gọn để tập trung vào phần Hội, thu hút sự tham gia của người dân. Công tác tuyên truyền về ý nghĩa của ngày hội cần được thực hiện rộng rãi tại cơ sở, nhằm tạo sự quan tâm và nâng cao nhận thức cho Nhân dân. Tuyên truyền cũng nhấn mạnh lịch sử và truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tăng cường gắn kết cộng đồng và sự đồng thuận trong Nhân dân. Mọi người nên tham gia vào ngày hội để gắn kết hơn với hoạt động của Đảng và Nhà nước.