Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp
Slide điện tử bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 16: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP
Mở đầu
Câu 1: Em cùng các bạn tham gia trò chơi “ tiếp sức “ kể về các quyền và nghĩa vụ của học sinh
Trả lời rút gọn:
Hs cùng tham gia trò chơi
Câu 2: Theo em quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
- Thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Vì đó là những quyền cơ bản của con người.
Nội dung của hiến pháp năm 2013 về quyền con người
Câu 1: Theo em, con người có những quyền gì? Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.
Trả lời rút gọn:
- Mọi người đều binh đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chinh trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16); Mọi người đều có quyên sống (Điêu 19), Mọi người có quyền bất khả xâm phạm vẻ thân thể, được pháp luật bảo hộ vệ sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm;
Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.
- TH2: Quyền được chăm sóc
- TH3: Quyền được bảo vệ, bất khả xâm phạm
Câu 2: Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Bảo vệ quyền lợi và chăm sóc sức khỏe của công dân
Nội dung của của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Các quyền về chính trị, dân sự
Câu 1: Từ thông tin 1, em hãy nêu các biêu hiện cụ thể về các quyền chính trị, dân sự của công dân trong trường hợp 2 và 3.
Trả lời rút gọn:
- TH1:Đủ 18 tuổi đi bỏ phiếu bầu cử
- TH2: Được quan tâm chăm sóc
Câu 2: Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiền pháp 2013 có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Hiến pháp năm 2013 quy định các quyền của công dân trong lĩnh vực chính trị và dân sự như sau:
1. Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22).
2. Quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, cũng như quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23).
3. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, tổ chức hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25).
4. Quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi trở lên (Điều 27).
5. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28).
6. Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ 18 tuổi trở lên (Điều 29).
Câu 3: Em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về những quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân trong trường hợp 2 và 3.
Trả lời rút gọn:
- TH2: Anh V làm bảo vệ, vợ anh bán vé số để kiếm sống.
- TH3: Đảng và Nhà nước đã tích cực đẩy mạnh các chính sách để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp họ giải quyết phần nào khó khăn trước mắt.
Câu 4: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiền pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội như: quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 26); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền học tập (Điều 39); quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42).
Câu 5: Em hãy nêu biểu hiện cụ thể về các nghĩa vụ công dân trong trường hợp 2 và 3.
Trả lời rút gọn:
- TH2: Anh Q sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, nhập ngũ.
- TH3: Anh N tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, cũng như tuyên truyền cho các em học sinh về các quy định này, khuyến khích họ thực hiện nghĩa vụ và giữ gìn an ninh, trật tự địa phương.
Câu 6: Theo em, tại sao công dân phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình?
Trả lời rút gọn:
Mỗi công dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật. Bảo đảm và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ này là cách để đảm bảo quyền công dân của mình.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước có chiến tranh và đó là trách nhiệm của các lực lượng bộ đội, công an và người lớn.
b. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
c. Học sinh cũng được hưởng các quyển con người, quyển công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013.
d. Học sinh còn ít tuổi nên không phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Trả lời rút gọn:
a. Sai. Vì đây là trách nhiệm của mỗi công dân
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai vì mỗi công dân đều cần thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình phù hợp với mọi lứa tuổi
Câu 2: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?
a. H lền đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái.
b. A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của M.
c. D khuyên M nên tich cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần.
d. H chủ động đề nghị bố mẹ cho phép minh tự lựa chọn ngành nghẻ khi đăng kí thi đại học.
Trả lời rút gọn:
a. Sai vì vi phạm quyền riêng tư của người khác
b. Đúng vì cần tôn trọng quyền riêng tư người khác
c. Đúng vì cùng tham gia bảo vệ môi trường
d. Đúng vì nên lựa chọn nghề mà mình yêu thích và phù hợp với bản thân.
Câu 3: Xử lí tình huống
a. Thôn của B sắp tổ chức một cuộc họp để bản bạc phương án xây dựng sân vui chơi cho trẻ em. B có nhiều ý tưởng hay và rất muốn tham gia cuộc họp để bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ngại không biết mọi người có lắng nghe ý kiến của một người nhỏ tuổi không.
Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên đề giúp B có những ứng xử phù hợp và đúng pháp luật.
b. Vì hoản cảnh khó khăn nên khi học xong lớp 9, bố mẹ muốn N phải nghỉ học để phụ giúpgia đình. N rất buỏn, muốn đi học tiếp nhưng không biết phải làm gì để thuyết phục bỏ thay đổi ý kiến.
Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên đề giúp N.
Trả lời rút gọn:
a. Mỗi công dân đều có quyền tham gia trao đổi và đóng góp ý kiến, nên tự tin tham gia đóng góp ý kiến.
b. Thuyết phục bố mẹ cho mình đi học và hứa sẽ cố gắng chăm chỉ. Đồng thời, nói với bố mẹ về quyền được chăm sóc và quyền đi học của mình.
Vận dụng
Câu 1: Em hãy liệt kê những hành vi học sinh nền làm và không nên làm để góp phản thực hiện tốt quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Trả lời rút gọn:
- Góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật.
- Chất vấn Quốc hội, Hội đồng Nhân dân về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội.
- Tố cáo, khiếu nại việc làm sai trái của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tham gia quyết định xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
Câu 2: Em hãy cùng các bạn tìm hiểu việc thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại địa phương em đang sống. Viết báo cáo kết quả và chia sẻ lại với cả lớp.
Trả lời rút gọn:
- HS thảo luận về việc thực hiện quyền con người.
- VD: Công dân có quyền được bảo vệ bởi pháp luật.
- Công dân cần tham gia vào việc bảo vệ đất nước.
- Theo luật thuế thu nhập cá nhân, người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng phải đóng thuế. Tuy nhiên, mức thuế có thể thay đổi tùy theo tình hình gia đình và trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc của mỗi người.