Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối: Ôn tập chương III

Slide điện tử Ôn tập chương III. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHƯƠNG III

Câu 1: Trình bày các khái niệm: nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời rút gọn:

- Nhu cầu dinh dưỡng: Lượng chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi duy trì sự sống và tạo sản phẩm.

- Tiêu chuẩn ăn: Lượng thức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi duy trì hoạt động sống và tạo sản phẩm.

- Khẩu phần ăn: Tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định.

Ví dụ: 

- Tiêu chuẩn ăn của mỗi lợn nái ở giai đoạn hậu bị, khối lượng khoảng 66-80kg là: năng lượng: 7 000 Kcal; protein: 308g; Ca: 16g; P: 11g; NaCl: 11g.

- Khẩu phần ăn của mỗi lợn nái để đảm bảo tiêu chuẩn ăn trên bao gồm: rau lang: 5kg; cám loại 2: 1,5kg; ngô: 0,45kg; bột cá: 0,1kg và khô dầu lạc: 0,2kg.

Câu 2: Giải thích vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Trả lời rút gọn:

* Vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi:

- Cung cấp năng lượng cho hoạt động và phát triển.

- Cung cấp chất dinh dưỡng để vật nuôi lớn lên và sản xuất sản phẩm như thịt, trứng, sữa.

- Hỗ trợ cho việc tạo ra các cấu trúc như lông, sừng, móng.

* Thực tiễn chăn nuôi:

- Nước được cơ thể hấp thụ qua ruột vào máu.

- Protein, lipit, gluxit, muối khoáng, và vitamin được cơ thể hấp thụ qua ruột vào máu.

Câu 3: Mô tả các phương pháp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp.

Trả lời rút gọn:

* Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:

1. Phương pháp truyền thống: Sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp và thủy sản.

2. Phương pháp hỗn hợp hoàn chỉnh:

   - Dạng bột: Lựa chọn nguyên liệu, sấy khô, nghiền, phối trộn, đóng bao.

   - Dạng viên: Lựa chọn nguyên liệu, sấy khô, nghiền, phối trộn, ép viên, làm khô, đóng bao.

* Phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:

- Vật lý: Cắt, nấu, nghiền.

- Hóa học: Đường hóa, xử lý kiềm.

- Sử dụng vi sinh vật.

Câu 4: Mô tả các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn bảo quản thức ăn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Trả lời rút gọn:

Bảo quản thức ăn chăn nuôi:

* Trong kho:

  - Ưu điểm: Ngăn chặn sự xâm nhập của các loại sâu bọ và thuận tiện cho việc cơ giới hóa xuất nhập hàng.

  - Nhược điểm: Yêu cầu diện tích lớn để lưu trữ.

* Bằng phương pháp làm khô:

  - Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.

  - Nhược điểm: Yêu cầu diện tích lớn.

* Ứng dụng công nghệ cao:

  - Ưu điểm: Silo có sức chứa lớn, tự động hóa quá trình nhập, xuất hàng và ngăn chặn sự phá hoại của sâu bọ, vi sinh vật.

  - Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao.

* Liên hệ thực tiễn: Địa phương đang sử dụng phương pháp làm khô để bảo quản thức ăn chăn nuôi.

Câu 5: Trình bày ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời rút gọn:

* Việc ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng như sau:

- Tăng sản lượng và đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng.

- Tạo ra hàng hóa lớn với chất lượng cao và đồng đều.

- Tăng thu nhập cho doanh nghiệp thông qua sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí.

* Ví dụ minh họa: Sử dụng công nghệ silo trong việc bảo quản thức ăn chăn nuôi giúp tiết kiệm chi phí lao động và tự động hóa quá trình nhập, xuất kho.