Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối: Ôn tập chương II

Slide điện tử Ôn tập chương II. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Trả lời rút gọn:

* Khái niệm giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự, được tạo và phát triển bởi con người để nhân giống và di truyền đặc điểm cho thế hệ sau.

* Vai trò của giống vật nuôi bao gồm:

- Quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

* Liên hệ thực tiễn: Gà Ai Cập có năng suất trứng khoảng 250-280 quả/mái/năm.

Câu 2: Những chỉ tiêu cơ bản nào được sử dụng trong chọn giống vật nuôi? Trình bày các biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi.

Trả lời rút gọn:

 

Biểu hiện

Ý nghĩa

Ngoại hình

Hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mỡ, bụng, số núm vú, sừng, chân (đối với gia súc); mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm).

Chọn những cá thể cân đối, mang đặc điểm đặc trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và da bóng mượt, mắt tinh nhanh để làm giống.

Thể chất

Tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi,...

Chọn những đặc điểm như lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn để làm giống.

Sinh trưởng, phát dục

Sinh trưởng: Tốc độ tăng trưởng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn.

Phát dục: Đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài.

Là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc.

 

 

Khả năng sản xuất

Phụ thuộc vào từng giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

Tạo ra sản phẩm vật nuôi với khả năng năng suất sinh sản, cho thịt, trứng, sữa, sức kéo.

Câu 3: Trình bày các phương pháp chọn giống vật nuôi phổ biến, nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em.

Trả lời rút gọn:

* Phương pháp chọn lọc hàng loạt:

- Ưu điểm: Dễ thực hiện, chi phí thấp, không đòi hỏi kỹ thuật cao.

- Nhược điểm: Hiệu quả không cao và không ổn định do căn cứ chủ yếu vào kiểu hình.

* Phương pháp chọn lọc cá thể:

- Ưu điểm: Hiệu quả cao, tạo ra giống có năng suất ổn định và đồng đều.

- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và kỹ thuật cao.

* Liên hệ thực tiễn: Ở địa phương của em, phương pháp chọn lọc hàng loạt được áp dụng trong chăn nuôi gà, nơi chỉ những con gà có sản lượng trứng cao từ 200-250 quả/mỗi chu kỳ 300 ngày được giữ lại làm giống, trong khi những con sản xuất ít hơn sẽ bị loại bỏ.

Câu 4: Trình bày một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và nêu mục đích của các phương pháp đó.

Trả lời rút gọn:

* Mục đích nhân giống thuần chủng:

- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.

- Phát triển và tận dụng ưu điểm của các giống vật nuôi trong nội địa.

- Mở rộng số lượng và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới.

* Mục đích lai giống:

- Kết hợp các tính trạng tốt từ các giống khác nhau và tận dụng ưu điểm lai ở đời con.

Câu 5: Phân tích ý nghĩa, thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi.

Trả lời rút gọn:

* Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi bao gồm:

- Khai thác tiềm năng di truyền của vật nuôi cao sản và bảo tồn các giống quý hiếm.

- Nâng cao năng suất sinh sản và tăng số lượng con sinh ra từ một giống vật nuôi.

- Thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển và trao đổi con giống giữa các khu vực.

- Phổ biến nhanh các đặc tính tốt của giống vật nuôi và rút ngắn khoảng cách thế hệ.

- Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy truyền gene.

* Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi bao gồm:

- Tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.

- Tiết kiệm thời gian.

- Đạt hiệu quả kinh tế cao.