Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2: Tuần 23
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo: Tuần 23 sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 23:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.
- Thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện nguy cơ các cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm; nhận thức.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A0/ A4, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
- Video clip phòng chống về xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Hướng dẫn HS những nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Giấy A0/ A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Nghe chuyện về phòng tránh bị xâm hại tình dục
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 22. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem và tham gia buổi nói chuyện cùng chuyên gia về chủ đề “ Phòng tránh bị xâm hại tình dục”. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi nói chuyện cùng chuyên gia. | - HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ. - HS tuân thủ nền nếp. - HS chia sẻ cảm nghĩ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem ảnh về xâm hại tình dục ở trẻ em. - GV mời 2 – 3 HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh trên. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tóm tắt lại nội dung hai bức tranh: Hai bức tranh phản ánh những nguy cơ trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục trong cuộc sống. Xâm hại tình dục có thể được thể hiện dưới hành vi động chạm vào vùng nhạy cảm hoặc thể hiện sự quan tâm quá đà... - GV giúp HS nhận biết một số nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem tranh ảnh. - GV gợi ý: + Theo em đâu là nguy cơ bị xâm hại tình dục? + Nêu một số cách phòng tránh em cho là hiệu quả. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân. - GV nhận xét, ghi nhận đáp án hợp lí: + Nguy cơ xâm hại tình dục là sự xâm phạm đến sức khỏe thể chất bằng nhiều hình thức khác nhau. + Một số cách phòng tránh: Cảnh giác với người lạ, không để người khác động vào bộ phận mặc đồ bơi, học cách thể hiện và chia sẻ với người thân,... - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Chúng ta cần có nhận thức về nguy cơ xâm hại tình dục và cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh dục. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được nguy cơ và biết cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại tình dục qua những tranh sau. - GV yêu cầu HS chỉ ra nguy cơ bị xâm hại tinh thần qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 64,65. - GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Tranh 1: Khi bị yêu cầu thể hiện tình cảm không phù hợp (ôm, động chạm, sò mó,...). + Tranh 2: Khi bị người lạ trên đường dụ dỗ đến gần để cho thứ gì đó. + Tranh 3: Khi bị người lạ sử dụng mạng xã hội để dụ dỗ đưa đi ăn. + Tranh 4: Khi đi một mình ở nơi vắng vẻ và bị người lạ dụ dỗ đi theo. - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại tình dục. https://www.youtube.com/watch?v=yefhVNwNmxg Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tình dục mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS thảo luận nhóm về những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tình dục mà em biết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng kết lại những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục phổ biến:
- GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. Nhiệm vụ 3: Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về các cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. - GV mời đại diện từng nhóm chia sẻ các cách phòng tránh bị xâm hại tình duc. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động: + Gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111. + Chia sẻ và tìm sự giúp đỡ của người thân hoặc thầy cô giáo. + Cùng người thân tạo ra ám hiệu riêng để sử dụng trong những tình huống bất an. + Tránh xa những người lạ mặt. + Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác và không cho người lạ chạm vào vùng nhạy cảm của mình. + Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. + Không nhận tiền, quà hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người lạ mà không rõ lý do. + Chấm dứt liên lạc trên mạng xã hội khi có người dụ dỗ “nhìn hoặc bắt nhìn” những bộ phận nhạy cảm... - GV cho HS xem video các cách phòng tránh xâm hại tình dục. https://www.youtube.com/watch?v=rcHNvm7YCao&t=90s Hoạt động 2: Xác định đối tượng có nguy cơ xâm hại tình dục a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những đối tượng có nguy cơ gây xâm hại tình dục. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Chỉ ra sự phù hợp giữa các đối tượng và các hành vi trong tranh sau - GV chia lớp thành các đội, yêu cầu xác định sự phù hợp giữa đối tượng và hành vi trong tranh ở SGK trang 66. Đội nào có kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng. - GV và HS cùng kiểm tra kết quả của các đội. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kết quả xác định đối tượng có nguy cơ gây xâm hại tình dục. - GV mời đại diện các đội chia sẻ kết quả của mình và giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy. - GV xác nhận lại kết quả chính xác. Đáp án: 1 – D; 2 – C; 3 – B; 4 – A. - GV nhấn mạnh đến các vùng giới hạn trên cơ thể và dặn dò HS nên tuân theo để đảm bảo an toàn cho bản thân. https://www.youtube.com/watch?v=5a4KKaaqpMc Hoạt động 3: Thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phòng tránh bị xâm hại tình dục qua các tình huống giả định trong cuộc sống. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục trong các tình huống sau. - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần nếu là Hà, Tùng trong hai tình huống ở SGK trang 66. + Tình huống 1: Lan sang nhà hàng xóm chơi. Lúc này, trong nhà chỉ có chú H đang ngồi xem ti vi. Chú H đưa quyển sách có hình ảnh nhạy cảm và bảo Lan: "Cháu vào xem tranh này đi, hay lắm!". + Tình huống 2: Tuấn đang chơi ở gần nhà thì có một người đàn ông lạ một đến khen: “Cháu trắng trẻo, nhìn đóng yêu thế" và nhìn chằm chằm vào vùng đồ bơi của Tuấn. Ông ấy còn rủ Tuấn đi chơi cùng. - GV quan sát, điều chỉnh và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Nhiệm vụ 2: Rút ra bài học cho mình về từ những cách phòng tránh xâm hại tình dục mà các bạn đưa ra. - GV tổ chức cho từng nhóm lên chia sẻ cách xử lí của nhóm mình. - GV mời các nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn. - GV nhận xét và tổng kết các cách xử lí phù hợp cho từng tình huống: + Lan nên lập tức nói không và bỏ đi, nói chuyện đó cho cha mẹ, người lớn. + Tuấn nên lập tức nói không, tránh xa và bỏ đi khỏi nơi đó, nói và nhờ sự giúp đỡ của người lớn. - GV tổ chức cho HS chia sẻ bài học rút ra về phòng tránh bị xâm hại tình dục. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV có thể mở rộng thêm các bài học ở những tình huống thực tiễn khác trong cuộc sống. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chia sẻ với người thân, bạn bè về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. + Chuẩn bị sản phẩm tuyên truyền về phòng tránh bị xâm hại tình dục (tranh vẽ, tờ rơi, khẩu hiệu,...). | - HS xem ảnh - HS chia sẻ cảm xúc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia sẻ quan điểm cá nhân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS nghe yêu cầu. - HS nêu đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video. - HS chia nhóm làm nhiệm vụ. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video. - HS quan sát, thực hiện làm việc nhóm. - HS kiểm tra kết quả - HS trình bày kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS làm việc nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia sẻ bài học - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe, ghi chú. |
=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều