Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2: Tuần 12

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo: Tuần 12 sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

 

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thực hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng.
  • Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xung quanh.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

 

TUẦN 12:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng.
  1. Phẩm chất

 

  • Trách nhiệm; ý thức.

 

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Giấy A0 A4.
  • Sổ tay, giấy, giấy màu, bút chì, bút màu, hồ dán, kéo,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Vì một cộng đồng văn hoá

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: 

- GV tổng kết lại bài học tuần 11.

- Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Nghe phát động phong trào thực hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng.

- GV phối hợp với Tổng phụ trách Đội chuẩn bị cho buổi phát động phong trào: có thể sử dụng thêm hình ảnh về hành vi có văn hoá nơi công cộng để minh hoạ (ví dụ: tuân thủ luật giao thông; nhường chỗ cho người già, trẻ em, người khuyết tật trên xe buýt;... ).

 

 

- GV và Tổng phụ trách Đội phát động phong trào trong toàn trường.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm xúc của em về việc thực hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng.

- GV gọi đại diện HS trong trường chia sẻ cảm xúc. 

- GV gợi ý các em có thể nói về 1 – 2 hành vi mình đã thực hiện.

- GV khích lệ, động viên HS cùng thực hiện phong trào.







- HS quan sát, tham gia phong trào. 























- HS tham gia. 




- HS chia sẻ cảm xúc.


- HS lắng nghe, thực hiện.


- HS thực hiện. 

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Thực hiện lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp khởi động với trò chơi "Kết bạn".

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Cả lớp nhẹ nhàng di chuyển theo hình vòng tròn (có thể chạy nhẹ nhàng hoặc nhảy chân sáo theo vòng tròn), vừa di chuyển vừa hô "Kết bạn! Kết bạn!”. Quản trò hô hiệu lệnh:“Kết 2!", tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhóm nhiều hơn 2 người là phạm luật. Quản trò có thể tiếp tục hô “Kết 3! (hoặc 4, 5, 6 ) đề HS kết thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6.

- GV cho HS tham gia trò chơi trong vòng 3 – 5 phút.

- GV cho HS chia sẻ cảm xúc sau khi chơi trò chơi và chốt lại: Mỗi cá nhân đều sống trong cộng đồng. Chúng ta cần “kết bạn” và cùng tham gia các hoạt động cộng đồng để ngày càng phát triển bản thân cũng như xây dựng một cộng đồng tốt đẹp.

- GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Mỗi cá nhân đều sống trong cộng đồng. Chúng ta cần “kết bạn” và cùng tham gia các hoạt động cộng đồng để ngày càng phát triển bản thân cũng như xây dựng một cộng đồng tốt đẹp. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 4 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi có văn hoá nơi công cộng. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ về những hành vi có văn hoá nơi công cộng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được các hành vi có văn hoá nơi công cộng và chia sẻ được những hành vi mình đã thực hiện.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1:Nhận diện những hành vi có văn hoá nơi công cộng trong các tranh dưới đây.

- GV cho HS quan sát 4 bức tranh ở SGK trang 35 và thực hiện bài tập trong SBT (mục 1, nhiệm vụ 1, trang 22). 

- GV yêu cầu HS đọc kết quả đã làm trong nhiệm vụ 1.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về những hành vi có văn hoá nơi công cộng mà em đã thực hiện.

- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp. 

- GV lưu ý HS có thể chia sẻ thêm về địa điểm, thời gian, hoàn cảnh (nếu nhớ rõ) khi thực hiện những hành vi đó.

Ví dụ: Trên đường đi học về, em đã cùng bố giúp một bà cụ qua đường vì xe rất đông, bà cụ không qua được,...

- GV cho HS chia sẻ cảm xúc khi thực hiện các hành vi đó.

- GV có thể gợi mở để HS nhớ lại lời nói, hành động của mọi người khi em thực hiện hành vi đó.

Ví dụ: Cụ già vui vẻ cảm ơn em và bố,...

Nhiệm vụ 3: Thảo luận về các hành vi có văn hoá nơi công cộng cần thực hiện.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về những hành vi có văn hoá nơi công cộng cần thực hiện và viết 5 hành vi vào SBT (mục 2, nhiệm vụ 1, trang 23).

Ví dụ: Giữ trật tự khi ở trong rạp chiếu phim, thư viện,...; Giúp đỡ người già, em nhỏ, người khuyết tật,...; Bỏ rác đúng nơi quy định; Tuân thủ luật giao thông khi đi trên đường...

- GV gọi HS đọc các hành vi đã viết.

Hoạt động 2: Thực hành hành vi có văn hoá nơi công cộng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đóng vai để thực hành hành vi có văn hoá nơi công cộng theo tình huống, từ đó rút ra được bài học qua việc xử lí tình huống.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1:Thảo luận cách giải quyết các tình huống sau để thể hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng.

- GV cho HS đọc hai tình huống trong SGK trang 36.

+ Trên đường đi học, Thắng và An thấy một cụ già làm đổ một rổ cà chua. Cụ già lưng đã còng, có vẻ rất khó khăn khi cúi xuống nhặt cà chua. Thắng chạy ra giúp đỡ cụ nhưng An giục Thắng đi nhanh kẻo muộn học. Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?

+ Trà cùng với khá đông các bạn xếp hàng mua bánh ở tiệm tạp hoá. Trà nhìn thấy phía cuối có một bạn đứng xếp hàng với chân nạng gỗ.Nếu là Trà, em sẽ làm gì?

- GV đặt thêm một số câu hỏi để HS dễ dàng tìm hiểu tình huống.

Ví dụ: Thắng gặp bà cụ trong trường hợp nào? Bà cụ gặp khó khăn gì? Điều gì có thể xảy ra nếu An và Thắng giúp bà cụ hoặc không giúp bà cụ...

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, sau đó viết cách giải quyết tình huống vào chỗ trống trong SBT (nhiệm vụ 2, trang 23).

- GV gọi HS nêu cách xử lí tình huống của mình và lí do lựa chọn cách xử lí đó.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai thể hiện những hành vi có văn hoá nơi công cộng trong các tình huống trên.

- GV chia nhóm và phân công tình huống cho từng nhóm (mỗi nhóm chi chuẩn bị đóng vai một tình huống).

- GV cho HS thảo luận nhóm để phân công, đóng vai. 

- GV lưu ý HS có thể đưa thêm lời thoại phù hợp với tình huống.

- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm chuẩn bị cho việc đóng vai.

- GV yêu cầu nhóm đóng vai trước lớp; các nhóm khác quan sát và nhận xét.

- GV nhận xét và rút kinh nghiệm cho các nhóm. GV có thể chốt một hoặc một số cách xử lí tình huống phù hợp.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những điều em học được qua cách xử lí các tình huống.

- GV gọi một số HS chia sẻ bài học qua cách xử lí tình huống của các nhóm.

- GV gợi ý:

+ Khi thực hiện các hành vi có văn hoá ở nơi công cộng, cần thực hiện với thái độ vui vẻ, nhiệt tình.

+ Thực hiện các hành vi có văn hoá nơi công cộng sẽ đem lại niềm vui cho tất cả mọi người. Vì vậy, cần thực hiện thường xuyên để trở thành thói quen.

- GV chốt lại một số bài học cần lưu ý.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Thực hiện hành vi có văn hóa nơi công cộng.  





- HS nghe hát. 


- HS lắng nghe. 









- HS tham gia trò chơi. 


- HS chia sẻ cảm xúc. 






- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. 















- HS quan sát, thực hiện. 




















- HS đọc kết quả. 




- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.






- HS chia sẻ cảm xúc


- HS lắng nghe. 





- HS thảo luận nhóm. 







- HS đọc các hành vi đã viết.











- HS đọc hai tình huống











- HS lắng nghe. 





- HS thảo luận nhóm. 



- HS nêu cách xử lí tình huống





- HS chia thành nhóm. 



- HS trao đổi. 


- HS lưu ý. 


- HS lắng nghe, thực hiện. 


- HS đóng vai trước lớp. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 





- HS chia sẻ. 


- HS lắng nghe. 








- HS lắng nghe, ghi nhớ. 


- HS lắng nghe. 


- HS lắng nghe, tiếp thu


- HS lắng nghe, ghi chú.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 12, Tải giáo án trọn bộ hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2, Giáo án word hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 12

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều