Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2: Tuần 22
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo: Tuần 22 sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 22:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Thực hành phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện nguy cơ các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm; nhận thức.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A0/ A4, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
- Video clip phòng chống về xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Hướng dẫn HS những nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Giấy A0/ A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt cảnh “Phòng tránh bị xâm hại tinh thần”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 21. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem và tham gia buổi tọa đàm về “Phòng tránh bị xâm hại tinh thần”. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia tọa đàm | - HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ. - HS tuân thủ nền nếp. - HS chia sẻ cảm xúc, kiến thức. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem video về xâm hại tinh thần ở trẻ em. https://www.youtube.com/watch?v=N1fCHhkAAa0 - GV giúp HS nhận biết một số nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem video. - GV gợi ý: + Theo em đâu là nguy cơ bị xâm hại tinh thần? + Nêu một số cách phòng tránh em cho là hiệu quả. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân. - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Chúng ta cần có nhận thức về nguy cơ xâm hại tinh thần và cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được nguy cơ và biết cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại tinh thần qua những tranh sau. - GV yêu cầu HS chỉ ra nguy cơ bị xâm hại tinh thần qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 61,62.. - GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Tranh 1: Khi bị người thân xem thường, chê bai. + Tranh 2: Khi bị người thân mắng mỏ, chỉ trích. + Tranh 3: Khi bị ốm mà không có ai quan tâm, chăm sóc. + Tranh 4: Khi bị bạn bè kì thị, không chơi cùng. - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại tinh thần. https://www.youtube.com/watch?v=BGYYcI5TxlA Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tinh thần mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS thảo luận nhóm về những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tinh thần mà em biết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Không thể hiện tình yêu thương với trẻ, không ôm hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ. + Nói chuyện một cách thô bạo với trẻ. + Sỉ nhục hoặc xem thường trẻ. + Kì vọng trẻ làm những điều quá khó với độ tuổi. + Mắng mỏ, đe doạ, bắt nạt trẻ. + Không quan tâm, chăm sóc khi trẻ đau ốm. + Bỏ mặc, không cung cấp đồ ăn, quần áo và nơi ở cho trẻ... - GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. Nhiệm vụ 3: Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV mời đại diện từng nhóm chia sẻ các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động: + Tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy; + Gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 + Nói ra những điều buồn tủi trong lòng... - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV cho HS xem video các cách phòng tránh xâm hại tinh thần (0:30 đến 2:18) https://www.youtube.com/watch?v=wTlwvPfnHsc Hoạt động 2: Thực hành phòng tránh bị xâm hại tinh thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần qua các tình huống giả định trong cuộc sống. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong các tình huống sau. - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần nếu là Hà, Tùng trong hai tình huống ở SGK trang 62. + Tình huống 1: Hà thường bị một nhóm bạn trong xóm trêu chọc và bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Hà, các bạn lại chỉ trỏ, cười cợt và buông những lời miệt thị. Nếu là Hà, em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Mỗi lần thấy Tùng xem ti vi hay đọc truyện, bố mẹ lại quát mắng. Hôm nay, Tùng đang xem chương trình yêu thích thì bố quát lớn: “Học thì kém hơn các bạn mà còn ngồi xem ti vi à?" khiến Tùng cảm thấy rất khó chịu và tủi thân. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì? - GV quan sát, điều chỉnh và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kết quả thảo luận nhóm trước lớp. - GV tổ chức cho từng nhóm lên chia sẻ cách xử lí của nhóm minh. - GV mời các nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn. - GV nhận xét và tổng kết các cách xử lí phù hợp cho từng tình huống: + Hà có thể nhờ tới sự giúp đỡ hoặc an ủi của người lớn hoặc người thân, giải thích cho các bạn hiểu hơn về Hà. + Tùng có thể xin lỗi bố mẹ vì chưa đạt được điểm số hay thành tích tốt và giải thích cho bố mẹ về tâm trạng của mình. Nhiệm vụ 3: Rút ra bài học cho mình về phòng tránh bị xâm hại tinh thần từ kết quả thảo luận. - GV tổ chức cho HS chia sẻ bài học rút ra về phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV lưu ý HS có thể sử dụng kết quả đã thực hiện trong SBT (mục 3, nhiệm vụ 3, trang 44). - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV có thể mở rộng thêm các bài học ở những tình huống thực tiễn khác trong cuộc sống. - GV mời đại diện từng 1 – 2 HS lên chia sẻ trước lớp. - GV gợi ý đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chia sẻ với người thân về việc phòng tránh bị xâm hại tinh thần. | - HS xem video. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ cảm xúc. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ quan điểm cá nhân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS nghe yêu cầu. - HS nêu đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video. - HS chia nhóm làm nhiệm vụ. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS làm việc nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia sẻ bài học - HS lưu ý. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe, ghi chú. |
=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều