Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2: Tuần 20

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo: Tuần 20 sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

 

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại (xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần và xâm hại tình dục. 
  • Thực hiện được những hành động để phòng tránh bị xâm hại.

 

TUẦN 20:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết hành vi xâm hại và hậu quả để lại. 
  • Xử lí một số trường hợp dụ dỗ trong thực tế. 
  • Phân biệt hành vi xâm hại và hành vi quan tâm.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết về xâm hại và hậu quả của xâm hại.
  1. Phẩm chất

 

  • Trách nhiệm; nhận thức.

 

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A0/ A4, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
  • Video clip phóng sự về xâm hại, bạo lực trẻ em.
  • Hướng dẫn HS những nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Giấy A0/ A4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: An toàn cho trẻ em

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: 

- GV tổng kết lại bài học tuần 19.

- Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia buổi nói chuyện về an toàn cho trẻ em.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV tổ chức cho HS đặt các câu hỏi băn khoăn về an toàn cho trẻ em.

- GV mời 1 vài HS nêu cảm xúc và những kiến thức đã học được sau buổi nói chuyện. 





- HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ. 


- HS tuân thủ nền nếp. 









- HS đặt câu hỏi và lắng nghe. 


- HS chia sẻ cảm xúc, kiến thức. 

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận biết về xâm hại và hậu quả của xâm hại

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Khởi động

- GV cho HS xem video về bạo lực, xâm hại trẻ em và những hậu quả để lại (0:25 đến 2:16 và 6:10 đến 7:37)

https://www.youtube.com/watch?v=DzAz1YlMCqU 

- GV nêu câu hỏi: Thông qua clip em có cảm nhận gì về hành vi xâm hại và bạo lực trẻ em? 

- GV giúp HS thấy được hậu quả nghiêm trọng của hành vi xâm hại. 

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề

- GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem video. 

- GV gợi ý:

+ Đâu là biểu hiện của hành vi xâm hại, bạo hành?

+ Hậu quả để lại cho trẻ nhỏ là gì?

- GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân.

- GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề.

- GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Việc nhận biết về xâm hại và hậu quả nó để lại là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận biết về xâm hại và hậu quả của xâm hại. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ những việc làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các loại xâm hại: xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và kể tên những hành vi xâm hại thuộc các loại xâm hại đó.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Nhận diện và nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh.

- GV yêu cầu HS nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 55.

- GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. 

- GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS.

+ Tranh 1: Đánh đập.

+ Tranh 2: Chạm vào khu vực nhạy cảm (vùng đồ bơi).

+ Tranh 3: Bỏ bê, không chăm sóc.

+ Tranh 4: Không quan tâm và phớt lờ nhu cầu được yêu thương.

- GV giới thiệu cho HS biết các hành vi đó thuộc loại xâm hại nào:

+ Tranh 1: Xâm hại thân thể: đánh đập.

+ Tranh 2: Xâm hại tình dục: chạm vào khu vực nhạy cảm (vùng đồ bơi).

+ Tranh 3, 4: Xâm hại tinh thần: bỏ bê, không chăm sóc; không quan tâm và phớt lờ nhu cầu được yêu thương.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những hành vi xâm hại mà em biết.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS lần lượt chia sẻ trong nhóm về những hành vi xâm hại mà em biết.

- GV chuẩn bị mẫu bảng tổng hợp về các loại xâm hại và cho HS viết các hành vi xâm hại tương ứng.

- GV gợi ý:

Xâm hại thân thể

Xâm hại tinh thần

Xâm hại tình dục

.....................

.....................

.....................

.....................

.....................

.....................

.....................

.....................

.....................

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án:

Xâm hại thân thể

Xâm hại tinh thần

Xâm hại tình dục

Hành hạ; ném đồ vật vào trẻ; phạt quỳ; bắt trẻ lao động cực nhọc...

Chế nhạo; không trông nom, chăm sóc trẻ; đe doạ; kì thị; miệt thị...

Chạm những vùng riêng tư trên cơ thể trẻ; cho xem tranh ảnh, sách báo không phù hợp với độ tuổi;...

- GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. 

Hoạt động 2: Phân biệt hành vi quan tâm và hành vi xâm hại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được hành vi quan tâm và hành vi xâm hại.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Nhận diện hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh.

- GV yêu cầu HS chỉ ra hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 56.

- GV mời một số HS chỉ ra các hành vi.

- GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS.

- GV chốt đáp án: 

+ Tranh 1: Hành vi xâm hại (trêu chọc thái quá).

+ Tranh 2: Hành vi quan tâm (ân cần, quan tâm).

+ Tranh 3: Hành vi quan tâm (an ủi, vỗ về).

+ Tranh 4: Hành vi xâm hại (thờ ơ, bỏ mặc, không chăm sóc. 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ hiểu biết của em về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại.

- GV mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- GV gợi ý đáp án: 

+ Hành vi quan tâm thể hiện sự lo lắng, đồng cảm và yêu thương một cách đúng mực, không vượt quá chuẩn mực đạo đức xã hội. 

+ Hành vi xâm hại là hành vi với ý đồ xấu, làm ảnh hưởng đến thân thể, tâm lí, sức khỏe của trẻ em. 

Hoạt động 3: Phân biệt hành vi quan tâm và hành vi xâm hại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những biểu hiện có thể là haaujq ảu của các loại xâm hại. 

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những hậu quả của xâm hại mà em biết.

- GV chia lớp thành nhóm 4 HS.

- GV cho HS xem video về hậu quả của xâm hại 

https://www.youtube.com/watch?v=g_KiUhdKgyk 

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm và ghi lại kết quả trao đổi.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Tinh thần: tự ti, mặc cảm, trầm cảm, sợ hãi...

+ Thể chất: đau đớn, bóc lột sức lao động...

Nhiệm vụ 2: Chỉ ra những biểu hiện có thể là hậu quả của các loại xâm hại.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS kể những biểu hiện có thể là hậu quả của các loại xâm hại.

- GV mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- GV gợi ý đáp án: 

Xâm hại thân thể

Xâm hại tinh thần

Xâm hại tình dục

- Có ngôn ngữ và hành vi

bạo lực

- Hành hạ vật nuôi hoặc

đồ chơi

- Bị ác mộng;

Có biểu hiện lo lắng và lảng tránh khi người khác hỏi về thương tích...

- Buồn bã, ủ rủi

- Nhút nhát và khép kín khác bình thường;

- Thiếu tự tin, tự trách bản thân mình...

- Bị ác mộng

 - Cư xử bất thường

– Bộ phận sinh dục bị bầm tím hoặc chảy máu;

- Sợ hãi một số người tình huống nhất định;

- Lo lắng, bất an;...

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chia sẻ với người thân về các loại xâm hại. 






- HS xem video. 




- HS lắng nghe. 





- HS chia sẻ cảm xúc. 


- HS lắng nghe.



- HS chia sẻ quan điểm cá nhân.


- HS lắng nghe.


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. 

















- HS nghe yêu cầu. 











- HS nêu đáp án. 







- HS lắng nghe, tiếp thu. 








- HS lắng nghe. 




- HS chia nhóm làm nhiệm vụ. 



- HS lắng nghe, tiếp thu. 


- HS lắng nghe. 






- HS trình bày. 



- HS lắng nghe, tiếp thu. 










- HS vỗ tay. 









- HS lắng nghe yêu cầu. 














- HS chỉ ra các hành vi. 


- HS lắng nghe, tiếp thu. 



























- HS quan sát video. 


- HS chia sẻ.


- HS trình bày. 



- HS lắng nghe, tiếp thu. 





- HS chia thành nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 


- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

















- HS lắng nghe. 


- HS lắng nghe, tiếp thu




- HS lắng nghe, ghi chú.

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Không nghe lời dụ dỗ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 

- Có kĩ năng phòng vệ cho bản thân. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách xử lí nếu em là nhân vật trong các tình huống sau.

- GV cho HS xem video an toàn với người lạ

https://www.youtube.com/watch?v=6hmHLJfOiXs 

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS thảo luận, đề xuất cách xử lí hai tình huống trong SGK trang 57. 

+ Tình huống 1: Mẹ bị ốm nên bảo Mai đi mua thuốc. Ra đến nơi, hiệu thuốc đã đóng cửa. Mai đi đến hiệu thuốc khác thì có một người đàn ông đến gần và dụ dỗ.

+ Tình huống 2: Long thích thú xem một số đồ chơi có trong hiệu sách. Một người đàn ông đến gần và nói: "Cháu thích đồ chơi này à? Chú mua tặng cháu nhé? Trông cháu đáng yêu nên chú muốn mua tặng".

- GV quan sát, điều chỉnh và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

- GV gợi ý:

+ Tình huống 1: từ chối và nhờ sự giúp đỡ của người bán thuốc.

+ Tình huống 2: Nhanh chóng từ chối và ra quầy thanh toán nhờ sự giúp đỡ của thu ngân. 

Nhiệm vụ 2. Đóng vai xử lí tình huống trên.

- GV mời các nhóm lên đóng vai nhân vật trong tình huống và thể hiện cách xử lí của nhóm mình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và tổng kết các cách xử lí phù hợp cho từng tình huống.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Chuẩn bị hoạt cảnh “Phòng tránh bị xâm hại thân thể”. 

+ Chuẩn bị trước Chủ đề 6 – Tuần 21.






- HS làm việc nhóm. 































- HS lắng nghe, tham khảo. 






- HS đóng vai.



- HS lắng nghe, tiếp thu. 



- HS lắng nghe, ghi nhớ. 


- HS ghi chú.




- HS lắng nghe, ghi nhớ. 


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 20, Tải giáo án trọn bộ hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2, Giáo án word hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 20

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều