Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2: Tuần 21
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo: Tuần 21 sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 21:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể.
- Thực hành phòng tránh bị xâm hại thân thể.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện nguy cơ các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm; nhận thức.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A0/ A4, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
- Video clip phòng chống về xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Hướng dẫn HS những nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Giấy A0/ A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt cảnh “Phòng tránh bị xâm hại thân thể”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 20. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem và tham gia hoạt cảnh về “Phòng tránh bị xâm hại thân thể:. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi xem và tham gia hoạt cảnh. | - HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ. - HS tuân thủ nền nếp. - HS chia sẻ cảm xúc, kiến thức. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem video về nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. https://www.youtube.com/watch?v=AXmhQgdf_mQ - GV giúp HS nhận biết một số nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem video. - GV gợi ý: + Theo em đâu là nguy cơ bị xâm hại thân thể? + Nêu một số cách phòng tránh em cho là hiệu quả. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân. - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Chúng ta cần có nhận thức về nguy cơ xâm hại thân thể và cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được nguy cơ và biết cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể qua những tranh sau. - GV yêu cầu HS chỉ ra nguy cơ bị xâm hại thân thể qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 58, 59. - GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Tranh I: Khi đang chơi, bị người lớn quát mắng đuổi ra chỗ khác. + Tranh 2: Khi bị bạn bắt nạt và lấy đồ. + Tranh 3: Khi người thân say rượu. + Tranh 4: Khi bị bắt lao động nặng nhọc. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại từ hàng xóm https://www.youtube.com/watch?v=pn7VJwb_nRg - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại từ người thân thiết. (1:03 đến 4:37) https://www.youtube.com/watch?v=44qhTShiiXk Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại thân thể mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS thảo luận nhóm về những nguy cơ và hành vi bị xâm hại thân thể mà em biết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Bị quát mắng khi người lớn không vừa ý. + Có người thân say xỉn, có hành vi tinh thần bất ổn. + Bị bạn bè kì thị, bắt nạt... - GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. Nhiệm vụ 3: Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV mời đại diện từng nhóm chia sẻ các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Chạy khỏi nơi nguy hiểm khi bị đánh đập, hành hạ. + Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. + Gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111. + Chia sẻ và tìm sự giúp đỡ của người thân hoặc thầy cô giáo. + Cùng người thân tạo ra âm hiệu riêng để sử dụng trong những tình huống bất an... - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV cho HS xem video các cách phòng tránh xâm hại https://www.youtube.com/watch?v=wTlwvPfnHsc Hoạt động 2: Thực hành phòng tránh bị xâm hại thân thể a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phòng tránh bị xâm hại thân thể qua các tình huống giả định trong cuộc sống. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể nếu em là nhân vật trong các tình huống sau. - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể nếu là Nam, Hùng trong hai tình huống ở SGK trang 59. + Tình huống 1: Tuy mới 9 tuổi nhưng Nam đã phải làm việc trong một quán ăn. Mỗi lần làm vỡ bát đĩa, Nam thường bị bà chủ đánh đập. Hôm nay, Nam lại sơ suất làm vỡ bát, Nam sợ quá, khóc và không biết nên làm gì. + Tình huống 2: Hùng thường bị bố đánh mỗi khi quên làm việc nhà. Hôm đó, Hùng mải xem ti vi mà không quét nhà như lời bố dặn. Đúng lúc đó bổ về, Hùng thấy rất sợ hãi. - GV quan sát, điều chỉnh và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kết quả thảo luận nhóm trước lớp. - GV tổ chức cho từng nhóm lên chia sẻ cách xử lí của nhóm minh. - GV mời các nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn. - GV nhận xét và tổng kết các cách xử lí phù hợp cho từng tình huống: + Nam nên tìm đến sự trợ giúp của khách hàng đến ăn, kể cho khách hàng về hoàn cảnh của mình. + Hùng nên làm bố bình tĩnh bằng cách xin lỗi và làm việc nhà ngay hoặc trong trường hợp bị bố đánh, bạn nên cầu cứu sự giúp đỡ của hàng xóm và những người thân khác. Nhiệm vụ 3: Rút ra bài học cho mình về phòng tránh bị xâm hại thân thể từ kết quả thảo luận. - GV tổ chức cho HS chia sẻ bài học rút ra về phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV lưu ý HS có thể sử dụng kết quả đã thực hiện trong SBT (mục 3, nhiệm vụ 3, trang 43). - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV có thể mở rộng thêm các bài học ở những tình huống thực tiễn khác trong cuộc sống. - GV mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ trước lớp. - GV gợi ý đáp án:
- GV nhắc nhở HS sử dụng quy tắc 5 ngón tay để phòng tránh bị xâm hại (0:08 đến 2:12). https://www.youtube.com/watch?v=xeisrBqXWEo * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chia sẻ với người thân về việc phòng tránh bị xâm hại thân thể. | - HS xem video. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ cảm xúc. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ quan điểm cá nhân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS nghe yêu cầu. - HS nêu đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS xem video. - HS chia nhóm làm nhiệm vụ. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS làm việc nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia sẻ bài học - HS lưu ý. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe, ghi chú. |
=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều