Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 7

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài Ôn tập chủ đề 7 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức đã học về Ô tô
  • Luyện tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề 7.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức đã học về cơ khí chế tạo và vật liệu cơ khí.
  • Luyện tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề 7.
  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hóa lại kiến thức về Ô tô
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm hệ thống hóa kiến thức chủ đề 7 dưới dạng sơ đồ tư duy.
  3. c) Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 7.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện nhiệm vụ sau:

làm sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 7.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, tìm thực hiện các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm phát biểu kết quả hoạt động.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I . Hệ thống hóa kiến thức

Gợi ý đính phía dưới hoạt động hệ thống hóa kiến thức

 

Sơ đồ tư duy Chủ đề 7:

Hoạt động 2: Luyện tập

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về Ô tô
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm thảo luận để trả lời các bài tập, câu hỏi GV đưa ra.
  3. c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu hỏi, bài tập 1-8 trong SGK trang 130 và trả lời phiếu bài tập cá nhân.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi (SGK – tr130)

1. Theo công dụng ô tô được chia ra thành những loại nào? Kể tên các loại ô tô mà em biết..

2. Cấu tạo chung của ô tô gồm những phần chính nào?

3. Quan sát hình )7.1, hãy cho biết

a. Hệ thống trên có mấy cầu chủ động?

b. Nhiệm vụ của li hợp (3), hộp số (4) và truyền lực các đăng (5)

c. Hãy chỉ ra dòng truyền mô men từ động cơ đến bánh xe sau.

4. Hệ thống nào giúp ô tô chuyển động êm dịu? Hãy kể tên các bộ phận chính trên hệ thống đó.

5. Hệ thống nào giúp ô tô giảm vận tốc hoặc dừng hẳn? Hãy kể tên các bộ phận chính trên hệ thống đó.

6. Hệ thống nào giúp cho xe có thể quay vòng hoặc chuyển làn đường? Hãy kể tên các bộ phận chính trên hệ thống đó.

7. Hệ thống nào giúp xe có thể vận hành khi đi trời tối hoặc sương mù?

8. Vì sao cần phải kiểm tra và bảo dưỡng ô tô thường xuyên và định kì?

 

 

- GV phát phiếu bài tập chứa các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu cá nhân HS lựa chọn các đáp án chính xác.

*Phiếu bài tập đính dưới hoạt động luyện tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện các nhóm xung phong phát biểu.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV nhận xét, đánh giá những kết quả trong bảng ghi của HS.

II. Câu hỏi và bài tập

*Trả lời câu hỏi và bài tập (SGK – tr130)

1.

* Theo công dụng ô tô được chia ra thành 3 nhóm:

- Nhóm ô tô chở người: Ô tô con, Ô tô khách

- Nhóm ô tô chở hàng: Ô tô tải có thùng cố định, Ô tô có thùng tự đổ, Ô tô chở hàng đặc biệt

- Nhóm ô tô chuyên dụng: Ô tô cứu thương, Ô tô chữa cháy, Ô tô cần cẩu, Ô tô truyền hình, Ô tô siêu trường, siêu trọng

* Các loại ô tô mà em biết:- Ô tô 9 chỗ, Ô tô buýt, ô tô chở xăng dầu,...

 

2.

Cấu tạo chung của ô tô gồm những phần chính:

- Phần động cơ

- Phần gầm

- Phần điện – điện tử

- Phần thân vỏ

3. a. Hệ thống trên có 1 cầu chủ động

b. Nhiệm vụ của:

- Nhiệm vụ của li hợp (3): truyền hoặc ngắt mômen từ động cơ đến hộp số trong những trường hợp cần thiết.

 

- Nhiệm vụ của hộp số (4):

+ Thay đổi mômen phù hợp với lực cản lên ô tô.

+ Đảo chiều của mômen để xe có thể đi lùi.

+ Ngắt mômen trong thời gian nhất định giữa li hợp và truyền lực các đăng khi khởi động, dừng xe.

- Nhiệm vụ của truyền lực các đăng (5): truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động hoặc từ truyền lực chính đến bánh xe chủ động của cầu dẫn hướng chủ động.

c. Dòng truyền mômen từ động cơ tới bánh xe sau

Mômen được truyền từ động cơ qua li hợp đến hộp số, qua truyền lực các đăng đến truyền lực chính, vi sai và các bán trục, đến bánh xe cầu sau.

4.

- Hệ thống treo giúp ô tô chuyển động êm dịu.

- Các bộ phận chính trên hệ thống treo:

+ Bộ phận đàn hồi

+ Bộ phận giảm chấn

+ Bộ phận dẫn hướng và ổn định

5.

- Hệ thống phanh giúp ô tô giảm vận tốc hoặc dừng hẳn.

- Các bộ phận chính trên hệ thống phanh:

+ Bàn đạp phanh

+ Xilanh phanh chính và bộ trợ lực

+ Cơ cấu phanh trước

+ Cơ cấu phanh sau

+ Cụm phanh dừng

+ Đường dầu của dẫn động phanh

6.

- Hệ thống lái giúp cho xe có thể quay vòng hoặc chuyển làn đường.

- Các bộ phận chính trên hệ thống lái: Vành tay lái, Trục lái, Cơ cấu lái, Đòn quay đứng, Đòn kéo dọc, Đòn quay ngang, Chốt khớp chuyển hướng, Đòn bên, Đòn ngang, Dầm cầu, Bánh xe.

7.

Hệ thống chiếu sáng giúp xe có thể vận hành khi đi trời tối hoặc sương mù.

8.

Cần phải kiểm tra và bảo dưỡng ô tô thường xuyên và định kì để duy trì tình trạng kĩ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, để kịp thời sửa chữa để đảm bảo ô tô có thể làm việc với độ tin cậy cao.

- Đáp án phiếu bài tập đính dưới hoạt động luyện tập.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 7, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, Giáo án word Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 7

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU