Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 5 và chủ đề 6
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài Ôn tập chủ đề 5 và chủ đề 6 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5 VÀ CHỦ ĐỀ 6
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống hóa được các kiến thức đã học về cơ khí động lực và động cơ đốt trong
- Luyện tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề 5 và 6.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ:
- Hệ thống hóa được các kiến thức đã học về cơ khí chế tạo và vật liệu cơ khí.
- Luyện tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề 5 và 6.
- Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
- a) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hóa lại kiến thức về cơ khí động lực và động cơ đốt trong
- b) Nội dung: HS hoạt động nhóm hệ thống hóa kiến thức chủ đề 5 và 6 dưới dạng sơ đồ tư duy.
- c) Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 5 và chủ đề 6.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1, 2: làm sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 5 + Nhóm 3,4: làm sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 6. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, tìm thực hiện các nhiệm vụ GV yêu cầu. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Các nhóm phát biểu kết quả hoạt động. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I . Hệ thống hóa kiến thức Gợi ý đính phía dưới hoạt động hệ thống hóa kiến thức
|
Chủ đề 5:
Chủ đề 6:
Hoạt động 2: Luyện tập
- a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về cơ khí động lực và động cơ đốt trong
- b) Nội dung: HS hoạt động nhóm thảo luận để trả lời các bài tập, câu hỏi GV đưa ra.
- c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu hỏi, bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 103 và trả lời phiếu bài tập cá nhân.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi (SGK – tr103) 1. Một hệ thống cơ khí động lực bao gồm các thành phần nào? Vẽ sơ đồ khối của một hệ thống cơ khí động lực mà em biết. 2. Kể tên một số máy móc cơ khí động lực thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải. 3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào? 4. Quan sát sơ đồ động cơ đốt trong như hình O6.1. Hãy cho biết: a) Động cơ 2 kì hay động cơ 4 kì? b) Động cơ làm mát bằng nước hay động cơ làm mát bằng không khí? c) Quá trình làm việc đang diễn ra ở kì nào? 5. Thân máy làm mát bằng nước và thân máy làm mát bằng không khí có cấu tạo khác nhau như thế nào? 6. Ở động cơ 4 kì, trục khuỷu quay với tốc độ 3 000 vòng/phút thì trục cam quay với tốc độ bao nhiêu vòng/phút? 7. Bố mẹ em dự định mua một chiếc xe máy có một số thông số của xe như sau: - Động cơ: 1 xilanh, 4 kì. - Công suất động cơ: 8 HP/ 6000 (vòng/phút) - Dung tích xilanh: 125cc - Tỉ số nén: 11 - Dung tích dầu bôi trơn: 900 ml Với vai trò là người tư vấn, em hãy giải thích ý nghĩa các thông số trên. - GV phát phiếu bài tập chứa các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu cá nhân HS lựa chọn các đáp án chính xác. *Phiếu bài tập đính dưới hoạt động luyện tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện các nhóm xung phong phát biểu. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, đánh giá những kết quả trong bảng ghi của HS. | II. Câu hỏi và bài tập *Trả lời câu hỏi và bài tập (SGK – tr103) 1. * Một hệ thống cơ khí động lực bao gồm các thành phần: - Nguồn động lực - Hệ thống truyền động - Máy công tác * Sơ đồ khối của hệ thống cơ khí động lực: 2. - Máy móc cơ khí động lực thuộc lĩnh vực xây dựng: Máy đào, Máy dầm,... - Máy móc cơ khí động lực thuộc lĩnh vực giao thông vận tải: Ô tô, Tàu thủy, Tàu hỏa, Máy bay,... 3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống chính: - Các cơ cấu: + Cơ cấu phân phối khí + Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Các hệ thống: + Hệ thống nhiên liệu + Hệ thống làm mát + Hệ thống bôi trơn + Hệ thống khởi động 4. a) Đây là động cơ 4 kì b) Động cơ làm mát bằng nước c) Quá trình làm việc đang diễn ra ở kì nén. 5. Thân máy làm mát bằng nước có áo nước, thân máy làm mát bằng không khí có cánh tản nhiệt. 6. Ở động cơ 4 kì, trục khuỷu quay với tốc độ 3 000 vòng/phút thì trục cam quay với tốc độ 1500 vòng/phút. 7. - Động cơ: 1 xilanh, 4 kì: cấu tạo 1 xilanh, một chu trình làm việc gồm 4 hành trình pit tông. - Công suất động cơ: 8 HP/ 6000 (vòng/phút): Công suất có ích - Dung tích xilanh: 125cc: thể tích công tác. - Tỉ số nén: 11 đây là động cơ xăng có tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy là 11. - Dung tích dầu bôi trơn: 900 ml - Đáp án phiếu bài tập đính dưới hoạt động luyện tập. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác