Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ
- Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.
- Nhận thức được tầm quan trọn của bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11.
- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 14: hình ảnh an toàn lao động trong sản xuất cơ khí, hình ảnh công nhân bị phoi bắn vào mắt, hình ảnh quy tắc làm việc an toàn trên máy tiện,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định được nhu cầu tìm hiểu về những nội dung cơ bản của an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
Vì sao phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí? Vì sao phải bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.
Gợi ý trả lời:
- Tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí để phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra thương tật, tử vong, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí.
- Hiện nay do các hoạt động sản xuất mà môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tính mạng con người,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 14. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí
- a) Mục tiêu: HS nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm về an toàn trong sản xuất cơ khí.
- c) Sản phẩm: HS nêu khái niệm về an toàn lao động, nguyên nhân gây mất an toàn và biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí, đáp án cho các câu hỏi mà GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về an toàn lao động và nguyên nhân gây mất an toàn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi (SGK – tr64) Người công nhân ở hình 14.1 đã dùng biện pháp gì để đảm bảo an toàn? Vì sao? - GV nêu khái niệm an toàn lao động trong sản xuất. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr64) 1. Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là gì? 2. Quan sát hình 14.2, 14.3 và phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn đối với người công nhân. - GV kết luận về an toàn lao động và nguyên nhân gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ 1. An toàn lao động và nguyên nhân gây mất an toàn *Trả lời câu hỏi (SGK – tr64) - Người công nhân ở hình 14.1 đã dùng kính mắt, khẩu trang, găng tay,… Vì có một số nguy cơ có thể đến với người lao động trong hình: bụi kim loại,… *Khái niệm an toàn lao động - An toàn lao động trong sản xuất cơ khí nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra thương tật, tử vong, bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ của con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí. *Trả lời câu hỏi (SGK – tr64) 1. Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là: + Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động. + Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm. + Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy an toàn của xưởng. + Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo. 2. - Hình 14.2: khi làm việc với các máy móc cơ khí, thiếu kính bảo hộ khiến người công nhân có thể bị mảnh vỡ bắn vào mắt. - Hình 14.3: công nhân không tuân thủ nội quy về trang phục khi làm việc với máy khiến áp bị cuốn vào máy. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh về quy tắc làm việc an toàn trên máy tiện (hình 14.4), biển cảnh báo trong sản xuất (hình 14.5), trang bị đồ bảo hộ lao động (hình 14.6) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr65) 1. Nêu các biện pháp chính để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. 2. Quan sát hình 14.5 và cho biết các biển cảnh báo này được đặt ở các vùng nguy hiểm nào? - GV kết luận về một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí *Trả lời câu hỏi (SGK – tr65) 1. Các biện pháp chính để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí: - Mỗi thiết bị sản xuất phải có hồ sơ hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và cách thức lập ráp, vận hành, sửa chữa, bảo quản. Tại nơi lắp đặt thiết bị phải có bản quy tắc làm việc với thiết bị đó. - Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động. - Nhà xưởng phải có cửa sổ hoặc cửa trời để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Bố trí sắp xếp nhà xưởng, đường vận chuyển hợp lí, thuận tiện. - Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động. -Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân, đồng thời xây dựng phương án dự phòng khi có sự cố bất thường. - Người lao động thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. 2. - Cảnh bảo có điện: Đặt cạnh các tủ điện. - Nguy hiểm đứt tay: Đặt cạnh máy cắt, máy cưa,… - Khu vực có tiếng ồn cao: Đặt cạnh các máy gia công áp lực, gia công cắt gọt. - Cẩn thận hồ quang điện: Đặt gần khu vực hàn. - Nguy hiểm kẹt tay: Đặt gần các máy móc có các cơ cấu chuyển động hở. - Khu vực khí độc hại: Đặt gần khu vực sơn, phun cát. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
- a) Mục tiêu: HS nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm về bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
- c) Sản phẩm: HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất cơ khí và biện pháp liên quan tới bảo vệ môi trường, đáp án cho các câu hỏi mà GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác