Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA VÀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ
- Mô tả được hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
- Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 22: hình ảnh Hệ thống đánh lửa thường, hệ thống đánh lửa điện tử, sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động bằng động cơ điện,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu về động cơ đốt trong.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
Kể tên các phương pháp khởi động động cơ đốt trong trong thực tế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.
Gợi ý trả lời:
Các phương pháp khởi động động cơ đốt trong trong thực tế:
- Khởi động bằng sức người
- Khởi động bằng động cơ điện
- Khởi động dùng động cơ xăng phụ
- Khởi động bằng khí nén
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa
- a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường và đánh lửa điện tử
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống đánh lửa thường và đánh lửa điện tử
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường và đánh lửa điện tử
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nêu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi (SGK – tr98): Câu 1. Bugi đánh lửa ở thời điểm nào của quá trình làm việc thì được coi là đúng thời điểm? Câu 2. Vì sao khi động cơ không làm việc được, ta cần kiểm tra bugi trước tiên? - GV kết luận về nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 1. Nhiệm vụ - Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện cao áp tại bugi để đốt cháy hỗn hợp khí trong xi-lanh động cơ xăng vào đúng thời điểm, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. *Trả lời câu hỏi (SGK – tr98) 1. Bugi đánh lửa vào cuối kì nén thì được coi là đúng thời điểm. 2. Động cơ không nổ được ta cần kiểm tra bugi vì không nổ tức không có quá trình cháy xảy ra. Do đó kiểm tra xem bugi có đánh lửa được hay không.
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại hệ thống đánh lửa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Hệ thống nhiên liệu đánh lửa được phân loại như thế nào? - GV kết luận về phân loại hệ thống đánh lửa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Phân loại Hệ thống đánh lửa thường được phân loại như sau: + Hệ thống đánh lửa thường. + Hệ thống đánh lửa điện từ.
|
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về cấu tạo hệ thống đánh lửa thường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh Hệ thống đánh lửa thường (hình 22.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr98) Quan sát hình 22.1 cho biết cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của Hệ thống đánh lửa thường - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (SGK tr99): 1. Cho biết mối liên hệ giữa số vấu cam (7) với số xilanh động cơ? 2. Cho biết thứ tự đánh lửa ở các bugi trên sơ đồ 22.1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Hệ thống đánh lửa thường a) Cấu tạo *Trả lời câu hỏi (SGK – tr98) - Hệ thống đánh lửa thường (hình 22.1) bao gồm: ắc quy, biến áp đánh lửa, bộ phận tạo xung (cam (7), tiếp điểm KK', lò xo (8), tụ C, bộ chia điện (5), mạch sơ cấp, mạch cao áp và bugi. b) Nguyên lí làm việc *Trả lời câu hỏi (SGK – tr98) - Khóa điện đóng, tiếp điểm KK’ đang ở trạng thái đóng, mạch sơ cấp có dòng điện từ cực dương ắc quy qua R1 đến W1 đến KK’ về cực âm ắc quy. - Khi cam quay đến tách cặp tiếp điểm KK’ làm dòng điện về 0, từ thông qua W1 biến thiên nhanh, cảm ứng qua W2 tạo ra suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bộ chia điện, đến bugi đánh lửa theo thứ tự. *Trả lời câu hỏi (SGK – tr99) 1. Số vấu cam tương đương với số xilanh của động cơ. 2. Thứ tự đánh lửa của các bugi theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh. |
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu Hệ thống đánh lửa điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sơ đồ Hệ thống đánh lửa điện tử (hình 22.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr99) 1. Quan sát hình 22.2 và trình bày cấu tạo, nguyên lí của hệ thống đánh lửa điện tử. 2. Cho biết sự khác nhau của bộ phận tạo xung của hệ thống đánh lửa thường (hình 22 1) và đánh lửa điện tử (hình 22.2). - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 4. Hệ thống đánh lửa điện tử a) Cấu tạo *Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr99) - Cấu tạo chung gồm: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm ECU; bugi b) Nguyên lí làm việc *Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr99) Khóa điện đóng, tranzitor mở, dòng điện sơ cấp đi từ cực dương ắc quy đến cuộn W1 của biến áp đánh lửa rồi đến tranzitor của IC đánh lửa và về cực âm ắc quy. - ECU nhận tín hiệu từ cảm biến, ra tín hiệu điều khiển đánh lửa đến IC đánh lửa làm tranzitor bị khóa. Lúc này, dòng điện trong mạch sơ cấp giảm đột ngột về không, làm từ thông trong W1 biến thiên nhanh, cảm ứng sang W2 tạo suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bugi thực hiện đánh lửa. *Trả lời câu hỏi 2 (SGK – tr99) Hệ thống đánh lửa thường (hình 22. 1) có các bộ phận chính sau: ắc quy: biến áp đánh lửa; bộ phận tạo xung gồm: cam (7), tiếp điểm KK' , lò xo (8) và tụ C: bộ chia điện mạch sơ cấp, mạch cao áp, bugi. Hệ thống đánh lửa điện tử có các bộ phận chính: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm, bugi
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác