Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 25: Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài 25: Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 25: HỆ THỐNG PHANH, HỆ THỐNG TREO VÀ HỆ THỐNG LÁI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được cấu tạo và giải thích được nguyên lý làm việc của các bộ phận chính trong Hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái trên ô tô
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến Hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái trên ô tô
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ
- Trình bày được cấu tạo và hoạt động của các bộ phận chính của Hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 25: Sơ đồ hệ thống phanh dầu, sơ đồ hệ thống treo, hệ thống lái.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu Hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
Hệ thống nào thuộc phần gầm ô tô điều khiển hướng chuyển động của xe?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.
Gợi ý trả lời:
Hệ thống lái thuộc phần gầm ô tô điều khiển hướng chuyển động của xe.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 25 Hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hệ thống phanh
- a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phanh
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phanh
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phanh
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống phanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nêu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống phanh - GV kết luận về nhiệm vụ của hệ thống phanh Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Hệ thống phanh 1. Nhiệm vụ và phân loại * Nhiệm vụ - Hệ thống phanh trên ô tô giảm tốc độ hoặc dừng xe, đồng thời giữ xe đứng yên khi đỗ. * Phân loại - Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể chia ra: phanh chính, phanh dừng,... - Căn cứ vào cơ cấu phanh, có thể chia ra: phanh guốc, phanh đĩa,... - Căn cứ vào dạng dẫn động, có thể chia ra: + Dẫn động cơ thường được sử dụng cho hệ thống phanh dừng; + Dẫn động thủy lực có thể dùng cho xe con hoặc xe tải nhỏ; + Dẫn động khí nén thường dùng cho xe buýt và xe tải lớn; + Dẫn động thủy-khí (kết hợp hai loại dẫn động thủy lực và khí nén) dùng cho một số xe có tải trọng trung bình. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống phanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi (SGK – tr115): 1. Quan sát Hình 25.1 và cho biết hệ thống phanh dầu gồm những bộ phận chính nào? 2. Hãy tìm những bộ phận trong hệ thống phanh dầu tạo ra lực phanh trên các bánh xe - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo của hệ thống phanh Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Cấu tạo *Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr115) Hệ thống phanh dầu gồm những bộ phận chính: - Bàn đạp phanh - Xilanh phanh chính và bộ trợ lực - Cơ cấu phanh trước - Cơ cấu phanh sau - Cụm phanh dừng - Đường dầu của dẫn động phanh *Trả lời câu hỏi 2 (SGK – tr115) Những bộ phận trong hệ thống phanh dầu tạo ra lực phanh trên các bánh xe: - Bàn đạp phanh - Cơ cấu phanh trước - Cơ cấu phanh sau - Cụm phanh dừng |
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của hệ thống phanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi (SGK – tr116): 1. Quan sát Hình 25.1, hãy chỉ ra đường dầu đi trong hệ thống khi phanh? 2. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, mômen phanh được tạo ra như thế nào? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nguyên lí làm việc của hệ thống phanh Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Nguyên lí làm việc - Khi người lái đạp bàn đạp phanh (1), xi lanh phanh chính và trợ lực (2) tạo áp suất để truyền đến các xilanh phanh trên từng cụm cơ cấu phanh, tạo lực đẩy má phanh ép vào đĩa phanh hoặc trống phanh để phanh bánh xe. - Khi dừng hoặc đỗ xe, người lái kéo cần phanh tay trên cụm phanh dừng (5) để phanh xe bằng cơ cấu phanh đĩa hoặc tang trống. *Trả lời câu hỏi (SGK – tr116) 1. Đường dầu đi trong hệ thống khi phanh chính là đường dầu của dẫn động phanh ở vị trí số 6. 2. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, xilanh phanh chính và cụm trợ lực nhận và chuyển đổi thành dầu có áp suất cao truyền tới các xilanh phanh trên từng cơ cấu phanh để tạo lực đẩy má phanh ép vào đĩa phanh tạo mômen phanh bánh xe.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Hệ thống treo
- a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo và nguyên lí làm việc của Hệ thống treo
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo và nguyên lí làm việc của Hệ thống treo
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo và nguyên lí làm việc của Hệ thống treo
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của Hệ thống treo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nêu nhiệm vụ và phân loại của Hệ thống treo - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi (SGK – tr116): Câu 1. Hệ thống treo có nhiệm vụ gì? Câu 2. Tại sao cần giảm tác động từ đường lên xe? - GV kết luận về nhiệm vụ của Hệ thống treo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | II. Hệ thống treo 1. Nhiệm vụ và phân loại * Nhiệm vụ Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr116) Hệ thống treo có nhiệm vụ: - Giảm tác động va đập từ mặt đường lên thân xe, đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu. - Truyền các lực và mômen giữa thân xe và cầu xe. * Phân loại - Có thể phân loại hệ thống treo theo dạng dẫn hướng: độc lập và phụ thuộc hoặc theo loại bộ phận đàn hồi: nhíp, lò xo, khí nén,... Trả lời câu hỏi 2 (SGK – tr116) Cần giảm tác động từ đường lên xe để đảm bảo xe chuyển động êm dịu.
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của Hệ thống treo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi (SGK – tr117): 1. Quan sát Hình 25.2 và cho biết bộ phận (2), (3) có nhiệm vụ gì? 2. Khi xe đi trên đường không bằng phẳng, các bộ phận chính của hệ thống treo làm việc như thế nào? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của Hệ thống treo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Cấu tạo - Hệ thống treo độc lập dùng cho ô tô con và hệ thống treo phụ thuộc dùng cho ô tô buýt và xe tải. - Hệ thống treo gồm bộ phận đàn hồi, giảm chấn, dẫn hướng và ổn định. *Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr117) - Nhiệm vụ của bộ phận số 2 (Bộ phận đàn hồi): giảm tác động từ bánh xe lên thân xe khi đi trên đường không bằng phẳng. - Nhiệm vụ bộ phận số 3 (Bộ phận giảm chấn): dập tắt nhanh dao động bằng cách chuyển đổi năng lượng dao động thành nhiệt năng tỏa ra môi trường. 3. Nguyên lí làm việc *Trả lời câu hỏi 2 (SGK – tr117) Khi xe đi trên đường không bằng phẳng, cầu xe tác động lên bộ phận đàn hồi, làm cho thân xe dao động và tạo ra các hành trình nén và trả. - Sự dịch chuyển của piston trong xi lanh đẩy chất lỏng qua các van nén và trả để giảm chấn. - Ma sát tại các van sinh ra nhiệt năng, được giải phóng qua giảm chấn. - Bộ phận dẫn hướng và ổn định truyền các lực và mô-men giữa cầu xe và thân xe, giữ cho bánh xe ổn định khi di chuyển trên đường không bằng phẳng hoặc khi quay vòng. |