Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: SẢN XUẤT CƠ KHÍ

BÀI 11: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất cơ khí, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ

  • Kể tên được các bước của quá trình sản xuất cơ khí.
  • Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11.
  • Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 11: một số kí hiệu trên bao bì, sơ đồ lò cao luyện gang, má động ê tô,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định được nhu cầu tìm hiểu về những nội dung cơ bản của quá trình sản xuất cơ khí.
  3. b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:

Theo em, để sản xuất được chiếc ê tô như hình 11.1 thì cần thực hiện những công việc gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.

- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.

Gợi ý trả lời:

Chế tạo phôi cho các chi tiết của ê tô, gia công phôi để tạo thành các chi tiết, lắp ráp các chi tiết thành ê tô, kiểm tra hoạt động của ê tô, đóng gói và lưu kho.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 11. Quá trình sản xuất cơ khí.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sản xuất cơ khí

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu một cách tổng quan về quá trình sản xuất cơ khí.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm về sản xuất cơ khí.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm về sản xuất cơ khí và các bước chính của quá trình sản xuất cơ khí, đáp án cho các câu hỏi mà GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr52)

1. Sản xuất cơ khí là gì?

2. Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm những bước nào?

- Sau khi HS trả lời GV kết luận về sản xuất cơ khí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. SẢN XUẤT CƠ KHÍ

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr52)

1. Sản xuất cơ khí là quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí.

2. Quá trình sản xuất cơ khí bao gồm các bước chính: sản xuất phôi, chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung các bước của quá trình sản xuất cơ khí

  1. a) Mục tiêu:

- HS phân tích được nội dung chính của các bước trong quá trình sản xuất cơ khí:

+ HS trình bày được quá trình sản xuất phôi.

+ HS trình bày được các công việc của chế tạo cơ khí.

+ HS trình bày được quá trình đóng gói và bảo quản sản phẩm.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm về nội dung các bước của quá trình sản xuất cơ khí.
  2. c) Sản phẩm: HS trình bày được các bước của quá trình sản xuất cơ khí.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sản xuất phôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vị trí của phôi trong quá trình sản xuất: Sản xuất phôi là bước đầu tiên của quá trình sản xuất cơ khí.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr53)

1. Sản xuất phôi kim loại gồm những công việc nào?

2. Nhiên liệu của quá trình luyện gang?

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ lò cao luyện gang (hình 11.3) cho HS quan sát và giới thiệu về quá trình tạo thành gang trong lò cao luyện gang và trả lời câu hỏi (SGK – tr53)

3. Trình bày quá trình tạo thành gang.

- GV đặt câu hỏi: Đối với vật liệu phi kim loại, sản xuất phôi gồm những công đoạn nào?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Ví dụ (SGK – tr54) để nghiên cứu về sản phẩm cơ khí là ê tô (hình 11.4).

- GV kết luận về sản xuất phôi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1. Sản xuất phôi

- Sản xuất phôi là bước đầu tiên của quá trình sản xuất cơ khí.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr52)

1. Sản xuất phôi kim loại gồm các bước: khai thác quặng, luyện kim và chế tạo phôi.

2. Nhiên liệu của quá trình luyện gang: quặng giàu sắt, than cốc,…

3. Quá trình tạo gang:

Quặng, than cốc và chất trợ dung được đưa từ thiết bị chất liệu (3) vào lò và xếp thành từng lớp xen kẽ. Không khí nóng (800oC) được nén vào lò qua các lỗ gió (4). Ở nhiệt độ cao, than cốc bị đốt cháy sinh ra khí carbon monoxit (CO), khí này sẽ khử oxit sắt tạo thành sắt. Ở nhiệt độ rất cao (15000C – 20000C), sắt nóng chảy hòa tan một lượng nhỏ carbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng chảy xuống đáy lò và được đưa ra ngoài cửa (1). Khi lò làm việc, khí nóng hình thành bên trong bốc lên trên và thoát ra ngoài theo ống dẫn (2). Đá vôi bị phân hủy thành canxi oxit (CaO), kết hợp với một số tạp chất có lẫn trong quặng tạo thành xỉ nổi lên trên gang và thoát ra theo cửa (5).

 

- Đối với vật liệu phi kim loại, sản xuất phôi bao gồm các công đoạn chính là khai thác nguyên vật liệu tổng hợp hóa học và chế tạo thành phôi.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về chế tạo cơ khí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

2. Chế tạo cơ khí

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr53)

 

 

 

 

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, Giáo án word Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU