Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 20: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài 20: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
- Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ
- Mô tả được cấu tạo của hệ thống bôi trơn.
- Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
- Mô tả được cấu tạo của hệ thống làm mát.
- Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 20: hình ảnh sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hình ảnh sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, hình ảnh hệ thống làm mát bằng không khí,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát của động cơ đốt trong.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
Vì sao trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.
Gợi ý trả lời:
+ Động cơ có nhiều chi tiết chuyển động tương đối với nhau tạo ra ma sát, vì vậy cần phải có hệ thống bôi trơn để làm giảm ma sát, giảm mài mòn các chi tiết máy.
+ Khi động cơ làm việc, các chi tiết máy nóng lên, hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ các chi tiết máy trong phạm vi giới hạn cho phép để không gây hư hỏng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 20. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn
- a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn. - GV kết luận về nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1. Nhiệm vụ - Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát (bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau) để thực hiện bôi trơn làm giảm ma sát, mài mòn và tăng tuổi thọ của chi tiết máy. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại hệ thống bôi trơn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Động cơ đốt trong có các phương pháp bôi trơn nào? - GV kết luận về phân loại hệ thống bôi trơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Phân loại - Động cơ đốt trong có các phương pháp bôi trơn sau: + Bôi trơn vùng té: Phương pháp bôi trơn này đơn giản, chủ yếu sử dụng trên động cơ cỡ nhỏ như xe máy, xuống máy, bơm nước.... + Pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu: Phương pháp bôi trơn này được sử dụng ở động cơ xăng 2 kì dùng cacte nén khí. + Bôi trơn cưỡng bức: Phương pháp bôi trơn này dùng bơm dầu đẩy dầu đến các bề mặt cần bôi trơn với áp suất nhất định. |
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức (hình 20.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr91) + Quan sát hình 20.1, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. - GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức a) Cấu tạo *Trả lời câu hỏi (SGK – tr91) Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn: cacte dầu, bơm dầu, đường dẫn dầu, lọc dầu và các van. b) Nguyên lí làm việc *Trả lời câu hỏi (SGK – tr91) - Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn: + Dầu được bơm hút từ cacte qua phao hút đưa đến bầu lọc thô, tại đây dầu được lọc tương đối sạch và đưa đến đường dầu chính. + Từ đường dầu chính, dầu được đưa đi bôi trơn các bề mặt ma sát như trục khuỷu, trục cam,… Dầu sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát rơi trở lại cate dầu. + Một phần dầu còn lại qua bầu lọc tinh, tại đây dầu lọc rất sạch và quay trở lại cacte. *Kết luận - Trên hệ thống, van 4, 6, 12 có nhiệm vụ sau: + Van (4): đảm bảo ổn định áp suất dầu của hệ thống. + Van (6): đảm bảo an toàn khi bầu lọc thô bị tắc, hỏng. + Van (12): đảm bảo làm mát dầu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác