Soạn giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 17: Khái quát về động cơ đốt trong
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ cơ khí 11 Bài 17: Khái quát về động cơ đốt trong - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
BÀI 17: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm, phân loại động cơ đốt trong.
- Mô tả được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến khái quát về động cơ đốt trong, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ
- Trình bày được khái niệm động cơ đốt trong.
- Trình bày được cách phân loại động cơ đốt trong.
- Mô tả được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 17: hình ảnh một số cách bố trí xilanh, sơ đồ cấu tạo chung động cơ đốt trong, hình ảnh mô hình động cơ đốt trong 4 xi lanh,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu về động cơ đốt trong.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
Ô tô, tàu thủy thường sử dụng nguồn động lực nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.
Gợi ý trả lời:
Ô tô, tàu thủy thường sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 17. Khái quát về động cơ đốt trong.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và phân loại động cơ đốt trong
- a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và rút ra được nội dung của khái niệm và phân loại động cơ đốt trong.
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu khái niệm của động cơ đốt trong. + Động cơ đốt trong có vai trò trong các lĩnh vực nào? - GV kết luận về khái niệm động cơ đốt trong. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI 1. Khái niệm - Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong đó các quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt thành công cơ học đều được thực hiện bên trong xilanh động cơ. - Động cơ đốt trong giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như: giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, năng lượng,… |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu phân loại động cơ đốt trong Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh một số cách bố trí xilanh (hình 17.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr76) 1. Trình bày các cách phân loại động cơ đốt trong. 2. Vì sao ở động cơ đốt trong thường bố trí nhiều xilanh? - GV kết luận về phân loại động cơ đốt trong. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Phân loại *Trả lời câu hỏi (SGK – tr76) 1. Động cơ đốt trong được phân loại dựa vào nhiều đặc trưng khác nhau, trong đó có một số cách phân loại phổ biến như sau: + Theo nhiên liệu sử dụng: động cơ xăng, động cơ Diesel và động cơ gas (còn gọi là động cơ chạy khí). + Theo chu trình công tác: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì. + Theo phương pháp làm mát: động cơ làm mát bằng nước, động cơ làm mát bằng không khí. + Theo số xilanh: động cơ 1 xilanh, động cơ nhiều xilanh. +Theo cách bố trí xilanh của động cơ nhiều xilanh: động cơ 1 hàng xilanh, động cơ chữ V,... 2. Động cơ đốt trong bố trí nhiều xilanh với mục đích tăng công suất của động cơ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác