Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo

Bộ giáo án Tin học 9 chân trời sáng tạo. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Tin học 9 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo

Đầy đủ Giáo án tin học THCS chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6A: TỔ CHỨC DỮ LIỆU CHO DỰ ÁN QUẢN LÍ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được mục tiêu, kế hoạch thực hiện dự án quản lí tài chính gia đình.
  • Sử dụng được công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập dữ liệu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Biết được mục tiêu, kế hoạch thực hiện dự án quản lí tài chính gia đình; Sử dụng được công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập dữ liệu.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì thông qua hoạt động luyện tập, thực hành sử dụng công cụ xác thực dữ liệu (Data Validation) của phần mềm bảng tính để giải quyết bài toán quản lí.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 9.
  • Máy tính có cài sẵn phần mềm bảng tính.
  • Phòng máy tính sẵn sàng để HS thực hành.
  • Hình ảnh Hình 1 – Hình 5.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS làm quen với phần mềm bảng tính để quản lý thu, chi hằng tháng cho gia đình hoặc bản thân.
  3. Nội dung: GV dẫn dắt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 26.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi Khởi động SGK trang 26.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động SGK tr.26:

Theo em, để quản lý thu, chi hằng tháng cho gia đình hoặc bản thân, ta nên sử dụng phần mềm soạn thảo hay phần mềm bảng tính? Tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời.

Gợi ý: Để quản lý thu, chi hằng tháng cho gia đình hoặc bản thân, ta nên sử dụng phần mềm bảng tính. Vì trong phần mềm bảng tính có nhiều công cụ có thể hỗ trợ để xử lí trong bài toán quản lí tài chính ví dụ như thống kê, vẽ biểu đồ,... Từ đó, giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát chi tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp và chủ động dự phòng cho những tình huống có thể phát sinh.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách quản lý thu, chi hằng tháng cho gia đình bằng phần mềm bảng tính. Chúng ta cùng vào - Bài 6A: Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dự án quản lí tài chính gia đình

  1. Mục tiêu: HS biết được mục tiêu, kế hoạch thực hiện dự án quản lí tài chính gia đình.
  2. Nội dung: GV giới thiệu dự án; HS đọc hiểu thông tin mục 1, quan sát Bảng 1 SGK trang 26 - 27 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Dự án quản lí tài chính gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu dự án Quản lí tài chính gia đình: Quản lí tài chính là bài toán thường gặp của mọi tổ chức, cá nhân. Quản lí tài chính tốt giúp xây dựng kế hoạch thu, chi phù hợp, chủ động hơn trong cuộc sống và dự phòng cho những tình huống phát sinh. Chủ đề này gồm các Bài từ 6A đến 10A, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án Quản lí tài chính gia đình.

- GV chia lớp thành các nhóm để thực hiện dự án, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin mục 1, quan sát Bảng 1 và xác định:

+ Mục tiêu của bài toán là gì?

+ Nêu các nhiệm vụ chính của dự án.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động Làm tr.27 SGK:

Nêu những công việc quản lí thu, chi của gia đình em mà phần mềm bảng tính có thể hỗ trợ giải quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hiểu mục 1 và quan sát Bảng 1 SGK tr.26 - 27, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm xung phong trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động Làm tr.27 SGK:

Công việc quản lí thu, chi của gia đình em mà phần mềm bảng tính có thể hỗ trợ giải quyết: cập nhật, lưu trữ, lọc, thống kê, tổng hợp các khoản thu, chi; đối chiếu thu, chi,...

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động thực hành: Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện Nhiệm vụ 1. Xác định các khoản thu, chi; xây dựng cấu trúc các bảng lưu trữ dữ liệu thu, chi; sử dụng công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập, kiểm soát dữ liệu.

1. Dự án quản lí tài chính gia đình

* Hoạt động đọc và quan sát

Dự án Quản lí tài chính gia đình gồm các nội dung dưới đây:

Mục tiêu: Tạo bảng tính điện tử để lưu trữ, xử lí dữ liệu các khoản thu, chi và hỗ trợ cân đối thu, chi.

Nhiệm vụ: Các nhiệm vụ chính của dự án

Nhiệm vụ

Bài

1. Xác định các khoản thu, chi; xây dựng cấu trúc các bảng lưu trữ dữ liệu thu, chi; sử dụng công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập, kiểm soát dữ liệu.

6A

2. Thống kê số lần thu, số lần chi theo từng khoản bằng hàm COUNTIF.

7A

3. Tính tổng số tiền theo từng khoản thu, chi bằng hàm SUMIF.

8A

4. Sử dụng hàm MONTH, SUMIF, IF để tính tổng thu, chi theo tháng; hỗ trợ cân đối thu, chi.

9A

5. Trực quan hóa dữ liệu để hỗ trợ phân tích, đánh giá tình hình thu, chi; đánh giá kết quả thực hiện dự án.

10A

* Hoạt động ghi nhớ

- Phần mềm bảng tính có thể hỗ trợ giải quyết các công việc trong quản lí thu, chi như: cập nhật, lưu trữ, lọc, sắp xếp, thống kê, tổng hợp các khoản thu, chi; đối chiếu thu, chi,...

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức dữ liệu và công cụ hỗ trợ nhập dữ liệu Data Validation

  1. Mục tiêu: HS sử dụng được công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập dữ liệu.
  2. Nội dung:

Nhiệm vụ 1. Tổ chức dữ liệu: GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, HS đọc hiểu thông tin mục 2a, quan sát Hình 1 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ 2. Sử dụng công cụ Data Validation hỗ trợ nhập dữ liệu: Nhóm HS tìm hiểu thông tin mục 2b, quan sát Hình 2 – 3, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. Sản phẩm học tập: Tổ chức dữ liệu và công cụ hỗ trợ nhập dữ liệu Data Validation.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Nhiệm vụ 1. Tổ chức dữ liệu

- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, đọc hiểu thông tin mục 2a, quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi hoạt động Làm tr.27 SGK:

Hãy liệt kê các khoản thu, chi thực tế của gia đình em.

- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, thống nhất ý kiến và lập cấu trúc trang tính Thu, Chi.

* Nhiệm vụ 2. Sử dụng công cụ Data Validation hỗ trợ nhập dữ liệu

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc hiểu thông tin mục 2b, quan sát các Hình 2 – 3 tr. 27 - 29 SGK để hình thành kiến thức về công cụ Data Validation.

- GV hướng dẫn thao tác sử dụng công cụ Data Validation trên máy tính và máy chiếu cho HS quan sát.

- GV yêu cầu các nhóm thực hành thao tác sử dụng công cụ Data Validation (nếu thực hành trên phòng máy tính).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc sử dụng công cụ Data Validation trong phần mềm bảng tính mang lại lợi ích gì?

- GV yêu cầu nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi trong hoạt động Làm tr.29 - 30 SGK:

1. Ở Hình 3, tên các khoản thu trong khối ô tính F2:F6 và tên các khoản thu trong danh sách mở ra (khi nháy chuột vào nút  bên phải ô tính B3) giống nhau hay khác nhau? Tại sao?

2. Sau khi sử dụng công cụ Data Validation hỗ trợ nhập dữ liệu cho các cột Ngày, Khoản thu như trên, để Excel không báo lỗi thì dữ liệu nhập vào mỗi cột này cần đảm bảo điều kiện gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 1 và thực hiện nhiệm vụ 1.

- Nhóm HS quan sát hướng dẫn của GV, thực hành (nếu có) và thảo luận trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ 2.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

* Nhiệm vụ 1:

- GV mời 1 - 2 nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động Làm tr.27 SGK:

+ Danh sách khoản thu: Lương, làm thêm giờ, thưởng,...

+ Danh sách khoản chi: Ăn, học tập, di chuyển, y tế, sinh hoạt,...

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Nhiệm vụ 2:

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm lên thực hành thao tác sử dụng công cụ Data Validation.

- Nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi.

Hoạt động Làm tr.29 SGK:

1. Tên các khoản thu trong khối ô tính F2:F6 và tên các khoản thu trong danh sách khi mở ra giống nhau vì cột Khoản thu đã được thiết lập định sẵn trong khối ô tính F2:F6.

2. Sau khi sử dụng công cụ Data Validation hỗ trợ nhập dữ liệu cho các cột Ngày, Khoản thu như trên, để Excel không báo lỗi thì dữ liệu nhập vào phải đảm bảo điều kiện nằm trong phạm vi đã được thiết lập.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động luyện tập.

2. Tổ chức dữ liệu và công cụ hỗ trợ nhập dữ liệu Data Validation

a) Tổ chức dữ liệu

* Hoạt động đọc và quan sát:

Hình 1a. Trang tính Thu

Hình 1b. Trang tính Chi

Hình 1. Cấu trúc của trang tính Thu, Chi

b) Sử dụng công cụ Data Validation hỗ trợ nhập dữ liệu

* Hoạt động đọc và quan sát

Nhập dữ liệu theo danh sách định sẵn

- Các bước sử dụng công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập, kiểm soát dữ liệu:

1. Chọn khối ô tính cần nhập.

2. Chọn nút lệnh trong dải lệnh Data. Cửa sổ Data Validation mở ra.

Hình 2a. Chọn khối ô tính cần nhập dữ liệu và chọn công cụ Data Validation

3. Nháy chuột vào nút lệnh  rồi chọn List trong danh sách mở ra.

4. Chọn Ignore blank, In-cell dropdown.

5. Chọn nút lệnh .

6. Chọn danh sách, rồi gõ phím Enter.

7. Chọn OK.

Hình 2b. Xác định danh sách khoản thu

Hình 2. Sử dụng công cụ Data Validation hỗ trợ nhập dữ liệu ở cột Khoản thu

 → Kết quả, tại trang tính Thu ta có thể nhập dữ liệu cho cột Khoản thu bằng cách chọn danh sách tên khoản thu định sẵn.

Hình 3. Nhập tên khoản thu cho ô tính B3 bằng cách chọn trong danh sách

Lưu ý: Nếu gõ tên khoản thu bằng bàn phím, Excel sẽ báo lỗi khi dữ liệu nhập vào ô tính ở cột Khoản thu không trùng với một trong các tên khoản thu có trong danh sách.

Thiết lập phạm vi dữ liệu nhập vào ô tính

Các bước thiết lập phạm vi dữ liệu nhập vào ô tính: Chọn nút lệnh trong dải lệnh Data để mở cửa sổ Data Validation:

1. Nháy chuột vào nút lệnh  trong Allow rồi chọn kiểu dữ liệu hoặc giá trị dữ liệu.

2. Nháy chuột vào nút lệnh  trong Data rồi thiết lập phạm vi dữ liệu nhập vào ô tính.

3. Chọn OK.

Hình 4. Thiết lập phạm vi dữ liệu nhập vào cột Ngày

Lưu ý:

- Sau khi thiết lập, Excel sẽ báo lỗi nếu vào cột Ngày ngoài phạm vi đã được thiết lập.

- Trong Excel, để có thể nhập dữ liệu kiểu ngày theo định dạng ngày/tháng/năm, cần thực hiện thay đổi định dạng dữ liệu.

Lợi ích khi sử dụng công cụ Data Validation

- Nhập dữ liệu nhanh hơn.

- Đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu.

- Tự động kiểm soát dữ liệu, tránh những dữ liệu ngoài phạm vi, không phù hợp được nhập vào ô tính.

- Thuận lợi cho việc thống kê, lọc dữ liệu.

*Hoạt động ghi nhớ

- Công cụ Data Validation giúp việc nhập dữ liệu nhanh, chính xác hơn và đảm bảo sự thống nhất, tránh dữ liệu không phù hợp được nhập vào ô tính, từ đó tạo thuận lợi cho việc thống kê, lọc dữ liệu.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức về tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Để quản lí tài chính gia đình một cách thuận tiện và hiệu quả, phần mềm nào thích hợp nhất trong các phần mềm sau?

  1. Microsoft Word. B. Microsoft Excel.
  2. Microsoft Powerpoint. C. Microsoft Access.

Câu 2. Để sử dụng công cụ xác thực dữ liệu, chọn

  1. Data/Data Tools/Consolidate.
  2. Data/Data Tools/Flash Fill.
  3. Data/Data Tools/Data Validation.
  4. Data/Data Tools/Remove Duplicates.

Câu 3. Trong dự án Quản lí tài chính gia đình, công cụ Data Validation dùng để

  1. hỗ trợ nhập, kiểm soát dữ liệu.
  2. thống kê số lần thu, số lần chi theo từng khoản.
  3. tính tổng số tiền theo từng khoản thu, chi.
  4. phân tích, đánh giá tình hình thu, chi.

Câu 4. Whole number trong thẻ Settings của hộp thoại Data Validation có nghĩa là

  1. bất kì giá trị nào.
  2. danh sách - chọn dữ liệu từ danh sách thả xuống
  3. độ dài văn bản - hạn chế độ dài của văn bản nhập vào ô tính
  4. số nguyên - ô tính chỉ chấp nhận các số nguyên.

Câu 5. Để thiết lập dữ liệu cho cột Ngày, kiểu dữ liệu nào thích hợp trong các kiểu dữ liệu sau?

  1. Any value. B. Date.        C. Time.                    D. Custom.

.......

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học 9, giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo, giáo án lớp 9 chân trời sáng tạo, giáo án môn tin học 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Hình học 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Hóa học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Vật lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Tin học 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 chân trời sáng tạo

Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 9 cắt may mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Mô đun Cắt may chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Địa lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo

Giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 1 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 cánh diều