Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo

Bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Đầy đủ Giáo án hoạt động trải nghiệm THCS chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  • Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với bạn bè, thầy cô.
  • Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

 

TUẦN 1 – TIẾT 2:

 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:

- Nhiệm vụ 1: Nhận diện những điểm tích cực và chưa tích cực

trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Chia sẻ được những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
  • Nhận diện được điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong tình huống.
  • Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  • Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo.
  • Bút dạ, phấn viết bảng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. d. Nội dung:

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Khuôn mặt ngộ nghĩnh”. HS bốc thăm và làm theo biểu cảm khuôn mặt bốc thăm được.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

  1. Sản phẩm:

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Khuôn mặt ngộ nghĩnh”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: HS xung phong để chơi trò chơi, lần lượt bốc thăm và làm theo biểu cảm khuôn mặt bốc thăm được.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thường sử dụng biểu cảm khuôn mặt nào trong giao tiếp và ứng xử hằng ngày?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi “Khuôn mặt ngộ nghĩnh” và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 8 HS tham gia trò chơi trước lớp và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong giao tiếp sẽ có những cách ứng xử tình huống cùng những biểu cảm thể hiện trên khuôn mặt khác nhau. Điều đó thể hiện kĩ năng giao tiếp và cách ứng xử của mỗi người.

- GV giới thiệu ý nghĩa chủ đề: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, sống chan hòa là quy tắc, hành vi trong ứng xử và tương tác giữa người với người. Đặc biệt, trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói chuyện mà còn cần nhiều kĩ năng khác. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong học tập và cuộc sống của các em. Ứng xử, giao tiếp tốt mang đến cho các nhiều cơ hội phát triển bản thân, có các mối quan hệ tốt và tạo nên sự tự tin từ bên trong. Vì vậy, các em cần nhận diện được điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân cũng như tôn trọng được sự khác biệ, sống hài hòa với bạn bè, thầy cô để ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa. Để nắm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu tranh minh họa Chủ đề 1 – Thực hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc các nội dung trong Chủ đề 1và trả lời câu hỏi:

Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1:

+ Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân.

+ Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các bạn và thầy cô.

+ Sống hài hòa với các bạn và thầy cô.

+ Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

+ Đánh giá kết quả trải nghiệm.

- GV giới thiệu nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề Tuần 1 – Tiết 2: Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân theo các nội dung:

- Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.

- Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong tình huống.

- Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những điểm tịc cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiều hình ảnh minh họa, yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:  Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.

Giao tiếp, ứng xử tích cực

Giao tiếp, ứng xử chưa tích cực

- GV hướng dẫn HS trình bày theo bảng mẫu:

Đặc điểm

Điểm tích cực

Điểm chưa tích cực

Ngôn ngữ

 

 

Thái độ

 

 

- GV cho HS liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thể hiện điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi theo bảng mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cho thấyquan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp. Nếu sử dụng lời nói đúng lúc, đúng người, đúng thời điểm sẽ đem lại những giá trị tích cực.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp một số điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của HS cả lớp vào bảng mẫu.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong quá trình giao tiếp và ứng xử hằng ngày, mỗi người đều có những điểm tích cực và chưa tích cực nhất định trong hành vi, lời nói.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân

a. Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử

- Điểm tích cực:

+ Ngôn ngữ: cách dùng từ hài hước; nói rõ ràng, hiểu; nói đầy đủ nội dung thông tin cần truyền đạt; không dùng lời nói làm tổn thương người khác; không nói vấp, nói lặp từ;…

+ Thái độ: cởi mở; lắng nghe khi giao tiếp;…

- Điểm chưa tích cực:

+ Ngôn ngữ: nói chuyện cộc lốc; ít nói;….

+ Thái độ: lạnh lùng, luôn im lặng;…

 

Nhiệm vụ 2: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống sau:

- GV khuyến khích các nhóm sắm vai, thể hiện tình huống.

- GV mở rộng, cho HS xem thêm video tình huống về cách ứng xử với mọi người.

https://www.youtube.com/watch?v=p_JsZpYSexk

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, sắm vai và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm sắm vai, thể hiện tình huống.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm tiếp theo nêu điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong các tình huống giao tiếp, ứng xử cần thể hiện những sự giao tiếp tích cực.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong tình huống

- Điểm tích cực: bạn nam có lời nói, thái độ khuyên bạn nữ (đứng) cần xem lại hành vi, cách cư xử của mình.

- Điểm chưa tích cực: bạn nữ (đứng) có lời nói, cách cư xử chưa phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi.,

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em.

- GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa thể hiện những điểm tích cực/chưa tích cực trong các hành vi, giao tiếp ứng xử:

Lắng nghe người khác

Ngắt lời người khác

Suy diễn quá mức

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 cặp đôi những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Không phải ai sinh ra cũng có khả năng giao tiếp, ứng xử tự tin, khéo léo, hòa đồng. Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân giúp chúng ta tạo được thiện cảm với bạn bè, mọi người xung quanh, mở rộng mối quan hệ và thành công hơn trong học tập, cuộc sống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

c. Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em

- Hành vi tích cực:

+ Nói dí dỏm.

+ Nói lưu loát.

+ Lắng nghe người khác,…

- Hành vi chưa tích cực:

+ Ngắt lời người khác.

+ Suy diễn quá mức.

+ Vừa nói chuyện vừa có những hành động không tôn trọng mọi người (cắn móng tay, bấm điện thoại,…).

+ Không suy nghĩ kĩ trước khi nói.

Nhiệm vụ 4: Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh minh họa tình huống và trả lời câu hỏi:

+ Nhân vật trong tình huống có điểm chưa tích cực nào?

+ Cách khắc phục điểm chưa tích cực đó của nhân vật như thế nào?

Gợi ý:

+ Điểm chưa tích cực của nhân vật tình huống: sợ phát biểu trước lớp.

+ Cách khắc phục điểm chưa tích cực: đứng trước gương tập nói, mạnh dạn phát biểu.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiêm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xung phong đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biết cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân giúp chúng ta tự tin hơn, được quý mến, tôn trọng hơn.

d. Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em

- Bình tĩnh, lắng nghe, nói chuyện một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Tham gia các chương trình tập thể.

- Kết bạn với những người giao tiếp tốt.

- Nhờ sự góp ý từ người thân, bạn bè.

-…..

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  3. Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung bài học về những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  4. Sản phẩm: Đáp án phần trả lời trắc nghiệm của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung bài học về những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- GV lần lượt đọc câu hỏi:

Câu 1: Điểm không tích cực về ngôn ngữ trong hành vi giao tiếp, ứng xử:

  1. Cách dùng từ hài hước.
  2. Nói rõ ràng, hiểu, đầy đủ nội dung thông tin cần truyền đạt.
  3. Không dùng lời nói làm tổn thương người khác.
  4. Ngắt lời người khác.

Câu 2: Điểm chưa tích cực về thái độ trong hành vi giao tiếp, ứng xử:

  1. Lạnh lùng.
  2. Cởi mở.
  3. Thân thiện.
  4. Sẵn sàng lắng nghe.

Câu 3: Hành vi không thể hiện sự tích cực trong giao tiếp, ứng xử?

  1. Suy diễn quá mức.
  2. Nói dí dỏm.
  3. Nói lưu loát.
  4. Lắng nghe người khác.

Câu 4: Nếu sợ phải đứng trước đám đông, em cần khắc phục điểm chưa tích cực đó bằng cách:

  1. Đứng trước gương tập nói, mạnh dạn phát biểu trước tập thể.
  2. Nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ, nói thay.
  3. Nói chuyện hài hước.
  4. Nói ít, dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả.

Câu 5: Đâu không phải là cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử?

  1. Bình tĩnh, lắng nghe, nói chuyện một cách rõ ràng, mạch lạc.
  2. Kết bạn với những người giao tiếp tốt.
  3. Nhờ sự góp ý từ người thân, bạn bè.
  4. Luôn suy nghĩ và suy diễn người khác sẽ nghĩ gì về những điểm chưa tích cực của mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

A

A

D

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người thân cách bản thân đã thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
  4. c. Sản phẩm: HS chia sẻ với người thân cách bản thân đã thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ tại nhà: Chia sẻ với người thân cách bản thân đã thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết học sau, nêu nhận xét, đánh giá của người thân về những nỗ lực bản thân đã đạt được.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

+ Ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và và trước các áp lực của cuộc sống.

- Chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp.

 

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hoạt động trải nghiệm 9 bản 2 ctst, giáo án HĐTN 9 bản 2 chân trời sáng tạo, giáo án lớp 9 chân trời sáng tạo, giáo án môn hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Hình học 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Hóa học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Vật lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Tin học 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 chân trời sáng tạo

Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 9 cắt may mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Mô đun Cắt may chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Địa lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo

Giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 1 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 cánh diều