Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức . Đây là giáo án sách lớp 5 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án khoa học tiểu học kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nguyên nhân, tác hại ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
  • Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm, xói mòn đất.
  • Đề xuất được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh:
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi môi trường đất nơi con người, động vật và thực vật sống bị ô nhiễm?

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình.

- GV nhận xét, kết luận, dẫn dắt vào bài học mới: Môi trường đất bị ô nhiễm gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến các loài sinh vật và con người như thực vật chậm lớn hoặc bị chết; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống; con người nếu sử dụng nguồn thực phẩm ở vùng đất ô nhiễm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Vậy ô nhiễm đất là gì? Có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường đất? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2 – Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1 – 3 SGK trang 9 – 11 và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

1. – Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

- Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.

2. Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người.

3. – Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- Kể thêm một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng.

- GV cho HS xem thêm video về bãi rác cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mời HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi xem video (GV đặt câu hỏi gợi ý: Bãi rác cháy âm ỉ đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân sống xung quanh?).  

- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức: Ô nhiễm đất có thể do con người gây ra như không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài,... hoặc do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, xâm nhập mặn, nhiễm phèn,.. Đất ô nhiễm chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật và sức khỏe con người.

Hoạt động 2: Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất.

a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu các nhóm 4 HS quan sát các hình 4 – 5 SGK trang 11 – 12 và thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. – Quan sát hình 4 và cho biết các nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

- Kể thêm một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất.

2. Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người.

3. – Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng.

- GV cho HS quan sát hình 6 và đọc thêm phần Em có biết SGK trang 12.

- GV cho HS tìm hiểu thêm về sạt lở đất thông qua video sạt lở đất nguy hiểm đến mức nào? (0.25s – 2.40s) và một số hình ảnh:

 

 

- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức:

+ Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,... gọi là hiện tượng xói mòn. Hiện tượng này có thể do thiên nhiên hoặc con người gây ra.

+ Đất bị xói mòn mất chất dinh dưỡng, trở nên khô cằn, kém màu mỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật và đời sống sinh hoạt của con người. Xói mòn đất kéo dài dẫn đến sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng.

Hoạt động 3: Bảo vệ môi trường đất.

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của một số hoạt động bảo vệ môi trường đất và đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS quan sát Hình 7 SGK trang 13:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ 1:

1. Quan sát hình 7 và cho biết ý của các hoạt động trong hình.

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ 1.

 

 

 

- GV nhận xét, chốt lại đáp án nhiệm vụ 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ thực tiễn với những việc mình đã làm để bảo vệ môi trường đất và suy nghĩ, đề xuất những việc cần làm để hoàn thành các nhiệm vụ 2, 3:

2. Kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường đất.

3. Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất.

- Mỗi nhiệm vụ 2 và 3, GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.  

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của HS, tuyên dương các HS có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng.

- GV hướng dẫn thêm cho HS về cách phân loại rác thải sinh hoạt qua hình ảnh:

- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức: Để bảo vệ môi trường đất cần xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng đồ nhựa, trồng cây gây rừng,...; tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ các đáp án (A, B, C, D). GV tổ chức cho HS chơi trò trắc nghiệm.

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu câu hỏi, sau khi GV đọc xong câu hỏi, GV chiếu các đáp án.

+ Theo hiệu lệnh của GV, đại diện các nhóm lần lượt giơ thẻ đáp án của nhóm mình.

+ Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng.

- GV mời cả cả lớp cùng tham gia trò chơi:

Câu 1: Hình nào dưới đây không thể hiện nguyên nhân gây xói mòn đất?

A.  B.

C.  D.

Câu 2: Hành động phá rừng ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất?

A. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất,...

B. Đất có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ không bị rửa trôi.

C. Đất giàu chất dinh dưỡng, không bị xói mòn.

D. Đất giàu chất dinh dưỡng, thực vật nhanh lớn.

Câu 3: Hình nào dưới đây thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên gây ra?

A.   B.

C.  D.

Câu 4: Biện pháp nào dưới đây sẽ làm ô nhiễm môi trường đất?

A. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

B. Phân loại rác thải.

C. Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.

D. Trồng cây gây rừng.

Câu 5: Tác hại của ô nhiễm đất đến sức khỏe con người là

A. làm mất các chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn.

B. nhiễm độc gan, ung thư,... nếu sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài.

C. thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết,...

D. nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống.

- Với mỗi câu hỏi, GV mời đại diện nhóm trả lời đúng giải thích tại sao các đáp án còn lại sai. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét. GV chốt lại đáp án sau mỗi câu hỏi.

 

 

- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét chung, công bố nhóm chiến thắng và tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích lợi ích của một số biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi dưới đây sau khi xem video về cách phân loại rác thải và video về thí nghiệm xói mòn đất:

1. Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?

2. Vì sao trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?

- GV mời 2 – 3 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chốt lại câu trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành các nhiệm vụ trong mục "Em có thể".

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

- HS chia sẻ câu trả lời.

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời:

1. – Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất: + Hình a: Bãi rác  con người gây ra

+ Hình b: Núi lửa phun trào

+ Hình c: Khai thác khoáng sản   con người gây ra

+ Hình d: Sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp   con người gây ra

- Một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất: Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; chất thải công nghiệp chưa được xử lí; chất thải hạt nhân; nước triều dâng cao gây đất nhiễm mặn; nhiễm phèn,...

2. Tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm; suy giảm chất lượng đất, giảm năng suất cây trồng; ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh về đường hô hấp, ung thư,...

3. – Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất:

+ Hình a: Tái chế phế liệu.

+ Hình b: Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách trong nông nghiệp.

+ Hình c: Xử lí chất thải trước khi xả ra đất.

+ Hình d: Xây dựng đập ngăn mặn.

- Một số biện pháp khác phòng chống ô nhiễm đất: Hạn chế xả rác ra môi trường đất; sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, hạn chế sử dụng các đồ nhựa,...

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS xem video, chia sẻ cảm nhận.

 

 

 

 

 

- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát hình và suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm:

1. – Các nguyên nhân gây ra xói mòn đất:

+ Hình a: Lũ quét.

+ Hình b: Sạt lở đất.

+ Hình c: Bão cát.

+ Hình d: Phá rừng  con người gây ra.

- Một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất: Đốt rừng làm rẫy; khai thác hầm mỏ; khai thác gỗ không hợp lý;...

2. Tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người: Làm giảm độ phì nhiêu của đất, làm giảm năng suất cây trồng; làm mất lớp đất mặt, gây ra sạt lở đất, lũ lụt; làm thay đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống của động thực vật;...

3. – Ý nghĩa của các biện pháp phòng chống xói mòn đất:

+ Trồng cây gây rừng: Vì cây có vai trò giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi.

+ Trồng thảm cỏ: Vì thảm cỏ có vai trò trong việc giữ đất, chống xói mòn.

+ Xây bờ kè: Vì để ngăn chặn dòng chảy của nước, giảm tốc độ xói mòn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS đọc thêm phần Em có biết.

 

 

 

- HS xem video, hình ảnh về sạt lở đất.

 

 

 

- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ 1.

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:

1. Ý nghĩa của các hoạt động trong hình:

+ Hình a: Phân loại rác thải nhằm mục đích dễ dàng vận chuyển, tái chế, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.

+ Hình b: Giúp mọi người hiểu biết về môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- HS chữa bài.

- HS liên hệ thực tiễn, suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ 2, 3.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

2. Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường đất: Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi; hạn chế dùng chai nhựa một lần;...

3. Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất: Sử dụng hợp lí phân bón hóa học; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ; trồng rừng và khai thác rừng hợp lí; làm ruộng bậc thang; xử lí rác thải theo quy định; xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường;...

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS chú ý lắng nghe để biết cách phân loại rác thải.

 

 

 

 

- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.

 

 

 

- HS ổn định nhóm, nhận bộ thẻ đáp án từ GV.

 

- Các nhóm chú ý lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Câu 1 – B

Câu 2 – A

Câu 3 – D

Câu 4 – C

Câu 5 – B

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS xem video, suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

1. Vì phân loại rác thải giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường đất một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí như thu gom, vận chuyển và xử lý; góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường đất, nâng cao ý thức cộng đồng sử dụng và bảo vệ môi trường đất.  

2. Vì rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy từ nước mưa và làm tăng lượng nước chứa trong đất, đồng thời bảo vệ đất, chống xói mòn đất.

- HS lắng nghe, ghi lại câu trả lời đúng.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức trọng tâm của bài.

- HS tiếp thu, rút kinh nghiệm trong tiết học sau.

 

 

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện các yêu cầu của GV.

 

 

Thông tin về tải giáo án, tài liệu:

  • Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
  • Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
  • Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học

Các tài liệu được nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word nhận đủ kì 1. Sau đó cập nhật liên tục
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
  • Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án
=> Sẽ được hỗ trợ ngay tức thì.

 


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Khoa học 5, giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án lớp 5 kết nối tri thức, giáo án môn Khoa học 5 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 MỚI KẾT NỐI TRI THỨC 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 MỚI KẾT NỐI TRI THỨC 

GIÁO ÁN LỚP 5 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 5 cánh diều