Soạn giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Nguyên nhân, tác hại ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

  • Việc làm giúp bảo vệ môi trường đất. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về các nguyên nhân, tác hại do ô nhiễm, xói mòn đất và các biện pháp bảo vệ môi trường đất qua các hoạt động sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm, xói mòn đất.

  • Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện. 

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

  • Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm, thực hiện bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh, video liên quan đến bài học. 

  • Phiếu học tập. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học.

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ”:

+ GV đưa ra bảng ô chữ và yêu cầu HS tìm ra các từ có nghĩa trong bảng. 

+ Ai có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được một phần thưởng của GV. 

X

O

I

M

O

N

A

S

B

Q

N

T

D

K

A

T

H

S

A

E

O

S

I

X

T

Y

V

X

E

K

D

U

E

V

M

T

- Sau khi HS tìm được 4 từ có nghĩa trong bảng, GV công bố kết thúc trò chơi. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Môi trường đất bị ô nhiễm gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến các loài sinh vật và con người như thực vật chậm lớn hoặc bị chết; con người nếu sử dụng thực phẩm ở vùng đất ô nhiễm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Vậy ô nhiễm đất là gì? Có những biện pháp nào để phòng chống ô nhiễm đất? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2 – Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất – Tiết 1. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM ĐẤT

- GV mời 1 HS đọc khung thông tin SGK trang 9. 

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm đất

a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất. 

b. Cách tiến hành: 

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, phát phiếu học tập. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. 

- GV quan sát, hướng dẫn, góp ý với từng nhóm để hoàn thiện nội dung báo cáo. 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận: 

+ Trong các nguyên nhân đã kể, nguyên nhân nào do con người gây ra?

+ Nêu thêm một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất khác mà em biết. 

 

 

 

 

- GV cho HS xem video về ô nhiễm môi trường đất, hình ảnh đất bị ô nhiễm do xâm nhập mặn và nhiễm phèn:  

THỰC TRẠNG NƯỚC MẶN XÂM NHẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT - Môi trường HANA

Xâm nhập mặn

Nhiễm phèn

- GV chốt kiến thức: Ô nhiễm đất có thể do con người hoặc do các hiện tượng tự nhiên gây ra. Đất bị ô nhiễm chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật và sức khỏe con người. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và con người

a. Mục tiêu: HS nêu được một số tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và con người. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người. 

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ cá nhân trước lớp về những tác hại của ô nhiễm đất, các HS khác bổ sung ý kiến. 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt lại kết quả đúng, yêu cầu HS ghi lại vào phiếu học tập nhóm ở HĐ1. 

- GV kết luận: Ô nhiễm đất gây tác hại đến thực vật, động vật và sức khỏe của con người.  

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức HS làm việc nhóm 4, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm kể thêm một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. 

 

 

 

- GV nhận xét, nhấn mạnh lại những biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. 

- GV chốt kiến thức: Chúng ta cần những biện pháp cụ thể và hiệu quả để phòng chống ô nhiễm đất.  

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Vận dụng 1 – SGK trang 11

a. Mục tiêu: HS nêu được một số những việc làm đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất ở gia đình và địa phương. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Ở gia đình và địa phương em có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất? 

- GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV nhận xét. 

 

 

 

 

- GV chốt kiến thức: Chúng ta cần tránh các việc làm gây ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương. 

- GV cho HS xem thêm video về bãi rác cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mời 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi xem video (GV đặt câu hỏi gợi ý: Bãi rác cháy âm ỉ đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân sống xung quanh?)

2. Vận dụng 2 – SGK trang 11

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của phân loại rác thải sinh hoạt. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt? 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.

 

 

 

- GV nhận xét, chốt kiến thức: Chúng ta phân loại và xử lí rác thải cho hợp lí để bảo vệ môi trường. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất.  

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi và quan sát bảng ô chữ: 

X

O

I

M

O

N

A

S

B

Q

N

T

D

K

A

T

H

S

A

E

O

S

I

X

T

Y

V

X

E

K

D

U

E

V

M

T

4 từ có nghĩa trong bảng: ô nhiễm, xói mòn, bảo vệ, đất. 

 

- HS lắng nghe. 

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc khung thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát hình 1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập. 

- Đại diện nhóm báo kết quả thảo luận:

Hình 1a: Đưa quá nhiều lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường.

Hình 1b: Hiện tượng núi lửa phun trào dung nham làm đất bị khô cứng, khó trồng trọt.

Hình 1c: Nước chưa qua xử lí thải trực tiếp ra môi trường đất.

Hình 1d: Sử dụng dư thừa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. 

- HS trả lời: 

+ Nguyên nhân do con người gây ra:

Không xử lí rác thải và nước thải trước khi thải ra môi trường.

Sử dụng du thừa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Một số nguyên nhân khác: Xâm nhập mặn, nhiễm phèn, sử dụng phân hóa học trong thời gian dài, chất thải công nghiệp chưa được xử lí,... 

- HS xem video. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình 2, nêu tác hại mà ô nhiễm đất gây ra đối với thực vật, động vật và với con người.

 

 

 

 

- HS trình bày: 

 Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây tác hại đối với thực vật (cây trồng chậm lớn, chất lượng sản phẩm giảm); động vật (mắc các bệnh ngoài da, rời nơi ở hiện tại đến nơi khác để sinh sống làm gián đoạn chuỗi thức ăn); con người (có thể mắc các bệnh như ung thư, bệnh mãn tính, nhiễm độc gan và một số bệnh khác,...). 

- HS ghi tác hại ô nhiễm đất vào phiếu học tập. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

Hình 3a: Tái chế phế liệu để làm giảm chất thải ra môi trường.

Hình 3b: Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 3c: Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường.

Hình 3d: Ngăn chặn sự xâm nhập mặn ở các vùng đất ven biển. 

- HS trình bày:

Một số biện pháp khác: Sử dụng sản phẩm sinh học như túi nilon, màng bọc thực phẩm có thể phân hủy; rửa đất ở những vùng ô nhiễm mặn,...  

- HS lắng nghe. 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- Đại diện nhóm trình bày những việc làm ở gia đình mình và địa phương mình sinh sống đang làm ô nhiễm môi trường đất: Địa phương có khu công nghiệp thải chất rắn hoặc nước thải chưa qua xử lí ra môi trường,... 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS xem video, chia sẻ cảm nhận. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- Đại diện nhóm trình bày: Vì phân loại rác thải sinh hoạt để có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế; góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường, nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học

b. Cách tiến hành: 

 

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án Khoa học 5 KNTT Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác