Soạn giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 5 bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 29: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ:
Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực, tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người cùng sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên, những tác động tích cực, tiêu cực của con người đến môi trường qua các hoạt động như sưu tầm và nghiên cứu tranh ảnh, tư liệu,....
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, thực hiện được việc làm góp phần bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu rác thải, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực, tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người cùng sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh về môi trường; video về loài chà vá chân đen, việc khai thác than, dầu mỏ (nếu có); thẻ hoa làm sơ đồ tư duy, sticker cảm xúc.
Bảng gắn tư liệu sưu tầm theo HĐ1.
Sơ đồ di chuyển của HS khi sử dụng kĩ thuật Phòng tranh.
Phiếu thu thập thông tin về tài nguyên thiên nhiên.
2. Đối với học sinh:
SGK.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nêu được những thay đổi của các loài sinh vật khi môi trường rừng không còn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Trong hình 1 có những sinh vật nào? Môi trường mà chúng đang sinh sống là gì? - GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Nếu rừng không còn nữa thì điều gì sẽ xảy ra? - GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Các loài sinh vật luôn phải lệ thuộc vào môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, loài người chúng ta với ưu thế trí tuệ và số lượng mà trong quá trình sinh sống đã có những tác động rất lớn đến môi trường. Vậy, những tác động đó gây ảnh hưởng gì tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này ở bài hôm nay Bài 29 – Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường – Tiết 1. |
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe câu hỏi, thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời: + Cây cối trong rừng và loài chà vá chân đen. + Môi trường rừng (có thực vật, động vật). - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Nếu rừng không còn nữa: + Đàn chà vá chân đen sẽ không còn nơi ở, không có thức ăn nên có thể bị tuyệt chủng. + Các con vật, cây cối cũng sẽ mất theo. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
|
------------
……Còn tiếp……
Giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án bài 29: Tác động của con người và Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án Khoa học 5 KNTT bài 29: Tác động của con người và
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác