Soạn giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 5 Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 6: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.

  • Kiến thức và kĩ năng của chủ đề vào giải quyết một số tình huống đơn giản trong cuộc sống. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong chủ đề Chất. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Tóm tắt được những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.

  • Vận dụng được kiến thức và kĩ năng của chủ đề vào giải quyết một số tình huống đơn giản trong cuộc sống. 

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh liên quan đến bài học. 

  • Giấy A4. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS hứng thú bắt đầu vào bài học.

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS:

+ Thảo luận nhóm đôi, nhắc lại cho nhau nghe những nội dung đã được học trong chủ đề.

+ Lần lượt trả lời thật nhanh và ngắn gọn câu hỏi: Em học được gì từ chủ đề Chất? Điều gì làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này? 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại những nội dung đã được học trong chủ đề Chất. Chúng ta cùng vào Bài 6 – Ôn tập chủ đề chất. 

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1 – SGK trang 25

a. Mục tiêu: HS tóm tắt được các nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ tư duy. 

b. Cách tiến hành: 

- GV chia lớp thành các nhóm 4, phát giấy A4, yêu cầu các nhóm:

 Tóm tắt các nội dung trong chủ đề dưới dạng sơ đồ tư duy theo cách sáng tạo mỗi nhóm.

- GV mời các nhóm trình bày phần tóm tắt nội dung đã học. 

- GV nhận xét, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

- GV chốt kiến thức đã học trong chủ đề: 

2. Bài tập 2, 3, 4 – SGK trang 26

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức của chủ đề để giải thích cũng như xử lí một số tình huống đơn giản trong cuộc sống. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thực khách thông thái”:

+ Các nhóm cử đại diện lên chọn một trong số thức đơn của nhà hàng để cùng nhau chuẩn bị bài thuyết trình về các “món ăn” trong menu của nhóm. 

+ Mỗi thực đơn có 1 món khai vị, 1 món chính và 1 món tráng miệng. Mỗi món ăn là một phần kiến thức trong chủ đề Chất.

+ Yêu cầu: Món khai vị chỉ cần nêu khái quát về nội dung yêu cầu trong thực đơn; món chính yêu cầu trình bày cụ thể, chi tiết; món tráng miệng phải giải thích cũng như xử lí một số tình huống đơn giản trong cuộc sống. 

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, nhắc lại những nội dung đã học trong chủ đề. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày nội dung đã học theo sơ đồ tư duy của nhóm mình. 

- HS lắng nghe. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

 Menu 1:

+ Món khai vị: Thành phần của đất: chất khoáng, mùn, nước, không khí,... 

+ Món chính: Vai trò của đất đối với cây lúa: Giữ cho cây lúa đứng vững, cung cấp dinh dưỡng (chất khoáng, mùn), không khí, nước đảm bảo cho cây sống và phát triển.

+ Món tráng miệng: Lợi ích của việc trồng lúa trên ruộng bậc thang ở những vùng đất có độ dốc cao: Đất ít bị xói mòn, giữ được đất, nước và các chất dinh dưỡng trong đất để cây lúa phát triển, cung cấp lượng thực cho động vật và con người.  

Menu 2:

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất Khoa học 5 kết nối tri thức, giáo án Khoa học 5 KNTT Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác