Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 cánh diều

Bài giảng Powerpoint, bài giảng điện tử bộ sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chương trình mới sách Cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Trọn bộ Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều soạn đầy đủ.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây
, , , , , , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Đầy đủ Giáo án công nghệ THPT cánh diều

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC NÀY! 

KHỞI ĐỘNG 

Trò chơi “Ai nhanh hơn” 

Luật chơi 

Trong thời gian 3 phút, mỗi đội viết các từ khóa liên quan đến pháp luật lao động vào bảng nhóm. Đội nào tìm được nhiều từ đúng hơn sẽ về đích. 

Một số từ khóa về pháp luật lao động 

Bộ luật Lao động năm 2019 

Người lao động 

Người sử dụng lao động 

Hợp đồng lao động 

Tiền lương 

Tiền thưởng 

Vi phạm hợp đồng lao động 

Chia sẻ suy nghĩ sau khi tham gia trò chơi. Sau đó, hãy chọn một từ khóa để chia sẻ hiểu biết của mình về từ khóa này. 

CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 

BÀI 3: KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

Khái niệm pháp luật lao động 

Nguyên tắc của pháp luật lao động 

01 KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 

Thảo luận nhóm 

  1. a) Hãy làm rõ đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động trong thông tin.
  2. b) Hãy xác định các quan hệ lao động trong từng trường hợp. Em nhận xét như thế nào về các quan hệ lao động trong trường hợp đó? Theo em, các quan hệ lao động đó thuộc đối tượng điều chỉnh được xác định trong thông tin không? Vì sao?
  3. c) Từ thông tin và trường hợp đó, em hiểu thế nào là pháp luật lao động?

Trả lời 

  1. a) Đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động trong thông tin:

Quan hệ lao động: Quan hệ xã hội phát sinh giữa người sử dụng lao động với người lao động trong thuê mướn, sử dụng lao động. 

        Các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động: 

Quan hệ học nghề 

Việc làm 

Tranh chấp lao động 

  1. b) Xác định quan hệ lao động trong từng trường hợp:

Trường hợp 1: Chị H và công ty BM có quan hệ lao động dựa trên hợp đồng lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa chị H và công ty BM đã kết thúc khi hợp đồng lao động giữa chị H và công ty BM đã chấm dứt vì công ty BM trả lương chậm. 

Trường hợp 2: Quan hệ lao động giữa công ty AC và 80 người lao động dư thừa đã chấm dứt do công ty đã cho thôi việc. Quan hệ lao động vẫn tiếp tục tồn tại giữa công ty và những người lao động còn lại. 

  1. c) Pháp luật lao động:

Pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. 

Thảo luận nhóm 

Nhiệm vụ: Xây dựng 5 câu hỏi (có thể tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan) từ những nội dung đã học. 

Câu 1: Quan hệ lao động phát sinh giữa các đối tượng nào trong thuê mướn, sử dụng lao động? 

Phát sinh giữa người sử dụng lao động với người lao động. 

Câu 2: Quan hệ lao động gồm các quan hệ nào? 

Quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. 

Câu 3: Kể tên các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 

      Quan hệ về quản lí lao động. 

      Quan hệ về bảo hiểm xã hội. 

      Quan hệ về bồi thường thiệt hại. 

      Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công. 

      Quan hệ về việc làm. 

      Quan hệ học nghề. 

      Quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động. 

Câu 4: Pháp luật lao động gồm các quy phạm pháp luật được sử dụng nhằm mục đích gì? 

Điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. 

Câu 5: Hãy cho biết phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019. 

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lí nhà nước về lao động. 

02 NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 

Viết bài tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” 

Nội dung: Dựa vào thông tin, trường hợp trong mục 2 SGK, kết hợp ví dụ thực tế và ý kiến cá nhân để viết bài, tập trung vào các nguyên tắc của pháp luật lao động. 

Hình thức: Bài viết trên giấy A4, dung lượng 150 – 200 từ. 

  1. a) Nguyên tắc tự do làm việc và tuyển dụng lao động

Điều 35 Hiến pháp năm 2013 và Điều 10 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về lựa chọn đối tác làm việc, chọn việc làm, nghề nghiệp, nơi làm việc là nguyên tắc tự do làm việc; được áp dụng với người lao động. 

Điều 11 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền được sắp xếp, bố trí người lao động là nguyên tắc tự do tuyển dụng lao động; được áp dụng với người sử dụng lao động. 

Trường hợp 1 (SGK tr. 26): Anh Y có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (khoản 1 Điều 19). 

Trường hợp 2 (SGK tr. 26): Chị G là người sử dụng lao động, chị đang thực hiện đúng pháp luật về quyền quyết định việc tuyển dụng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp. 

       Cả hai trường hợp đều đảm bảo nguyên tắc tự do làm việc và tuyển dụng lao động: 

        Người lao động: được tự do lựa chọn địa điểm làm việc, xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động (không trái pháp luật). 

        Người sử dụng lao động: được quyền quyết định tuyển dụng người lao động (thời gian, số lượng,…); bố trí, sử dụng người lao động (không trái pháp luật). 

Trường hợp 1 (SGK tr. 27) 

... 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, giáo án Powerpoint chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CD, soạn giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU