Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều

Bộ giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều. Đây là giáo án chuyên đề sách lớp 11 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 mới năm 2023 cánh diều

Đầy đủ Giáo án công nghệ THPT cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

BÀI 1: VAI TRÒ, THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  • Trình bày được một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  • Đánh giá được triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về vai trò, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Nhận biết được khái niệm, vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống vật nuôi; trong nhân giống vật nuôi; trong phòng, trị bệnh vật nuôi và trong xử lí chất thải chăn nuôi.
  • Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được một số thuật ngữ về công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  • Đánh giá công nghệ: Phân tích được triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về các ứng dụng chính của công nghệ sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt các ứng dụng trong sản xuất và trong thực tiễn cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Tranh, ảnh, video liên quan đến vai trò, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt vấn đề: Hãy quan sát Hình 1.1 và cho biết hình ảnh nào thể hiện thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh thể hiện thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi là các hình a, b, d.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Công nghệ sinh học có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn chăn nuôi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay Bài 1: Chăn nuôi, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi..

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm về công nghệ sinh học trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được khái niệm về công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm về công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I SGK trang 6 và trả lời câu hỏi:

+ Công nghệ sinh học trong chăn nuôi là gì?

+ Hãy nêu ví dụ về một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại khái niệm về công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

1. Khái niệm về công nghệ sinh học trong chăn nuôi

- Khái niệm: Ứng dụng các công nghệ với các kĩ thuật hiện đại để tạo ra các giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm chăn nuôi.

- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi:

+ Công nghệ tế bào.

+ Công nghệ vi sinh.

+ Công nghệ di truyền.

+ Công nghệ enzyme.

Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở các vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu nội dung mục II SGK trang 6 – 8 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu các vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

+ Vì sao nói ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi góp phần phát triển nền công nghiệp bền vững?

- GV cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trong xử lí chất thải chăn nuôi và bảo vệ môi trường:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

2. Vai trò của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

- Các vai trò:

+ Vai trò trong chọn giống vật nuôi.

+ Vai trò trong chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi.

+ Vai trò trong nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.

+ Vai trò trong xử lí chất thải chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

+ Vai trò trong chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững: vì các công nghệ xử lí hiện đại được áp dụng, chất thải chăn nuôi được xử lí hiệu quả, đồng thời tái tạo năng lượng và chất dinh dưỡng trong chăn nuôi.

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thành tựu trong chọn lọc, tạo giống vật nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục III.1 SGK trang 8, 9 và trả lời câu hỏi: Ứng dụng công nghệ gene tạo vật nuôi chuyển gene nhằm mục đích gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Bảng 1.1 SGK trang 9 và cho biết:

+ Tên một số loài vật nuôi được chuyển gene.

+ Một số tính trạng của vật nuôi biến đổi gene. Những tính trạng này mang lại lợi ích gì cho con người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Bảng 1.1:

+ Loài vật nuôi được chuyển gene: lợn, cừu, dê, gà, trâu, bò,...

+ Tính trạng của vật nuôi đột biến gene:

          ·          Tăng trưởng nhanh.

          ·          Kháng virus, kháng bệnh.

          ·          Tăng sản lượng.

          ·          Sản xuất thuốc chữa bệnh cho con người.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại thành tựu trong chọn lọc, tạo giống vật nuôi.

3. Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

3.1. Thành tựu trong chọn lọc, tạo giống vật nuôi

- Ứng dụng công nghệ gene tạo vật nuôi chuyển gene: nhằm tạo ra một số giống vật nuôi mang những đặc tính mới, đồng thời tạo ra một số sản phẩm mới như dược phẩm, tế bào, mô và cơ quan sống phục vụ ngành Y tế.

Nhiệm vụ 2: Thành tựu trong nhân giống vật nuôi và bảo tồn động vật quý hiếm

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục III.2 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi:

+ Nhân bản vô tính là gì?

+ Nhân bản vô tính động vật nhằm mục đích gì?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Cấy truyền phôi nhằm mục đích gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại thành tựu trong nhân giống vật nuôi và bảo tồn động vật quý hiếm.

3.2. Thành tựu trong nhân giống vật nuôi và bảo tồn động vật quý hiếm

- Nhân bản vô tính: là quá trình tạo ra các tế bào hoặc những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào ban đầu một cách tự nhiên hoặc nhân tạo.

- Mục đích nhân bản vô tính động vật: tạo ra đời con mang đặc điểm giống hệt cơ thể mẹ, giúp bảo tồn và duy trì cá thể loài.

- Mục đích cấy truyền phôi: nhân nhanh đàn vật nuôi từ con cái cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Nhiệm vụ 3: Thành tựu trong chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục III.3 SGK trang 11 và trả lời câu hỏi: Liệt kê những thành tựu trong chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại thành tựu trong chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

3.3. Thành tựu trong chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi

- Kĩ thuật PCR.

- Sản xuất vaccine, probiotics, vách tế bào lợi khuẩn,...

- Sản xuất kháng sinh.

Nhiệm vụ 4: Thành tựu trong sản xuất, chế biến thức ăn và chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục III.4 SGK trang 11 và trả lời câu hỏi: Liệt kê những thành tựu trong sản xuất, chế biến thức ăn và chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại thành tựu trong sản xuất, chế biến thức ăn và chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi.

3.4. Thành tựu trong sản xuất, chế biến thức ăn và chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi

- Thức ăn lên men, thức ăn ủ chua,...

- Sản phẩm bổ sung: enzyme, amino acid, vitamin, sinh phẩm kích thích sinh trưởng,...

- Ủ thức ăn, đệm lót chuồng nuôi,...

Hoạt động 4. Tìm hiểu triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung mục IV SGK trang 11, 12 và trả lời câu hỏi: Trong tương lai, công nghệ sinh học trong chăn nuôi sẽ được phát triển và ứng dụng theo hướng nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK thảo luận trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

4. Triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

- Hướng công nghệ thúc đẩy ngành chăn nuôi của Việt Nam theo hướng:

+ Nhân nhanh giống vật nuôi năng suất cao, phẩm chất tốt, bảo tồn và phục tráng một số giống vật nuôi quý hiếm.

+ Tạo ra các động vật biến đổi gene cho năng suất và chất lượng vượt trội, mang một số đặc tính mới, có thể dùng sản xuất nội tạng ghép cho người, dược liệu và một số sản phẩm hữu ích khác.

+ Chẩn đoán bệnh vật nuôi, chế tạo vaccine và thuốc kháng sinh giúp nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi.

+ Sản xuất và chế biến thức ăn, sản phẩm bổ sung nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ phòng, trị bệnh cho vật nuôi, góp phần bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy chăn nuôi theo quy mô lớn, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP,...

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập luyện tập.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi luyện tập.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành được các bài Luyện tập SGK.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi mục Vai trò công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 7:

+ Những công nghệ sinh học nào được ứng dụng để chế biến, sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh, sản xuất thức ăn chăn nuôi?

+ Hãy phân tích tác dụng của chế phẩm sinh học trong Hình 1.2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Những công nghệ sinh học được ứng dụng để chế biến, sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh, sản xuất thức ăn chăn nuôi là công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, công nghệ protein,...

+ Chế phẩm sinh học giúp:

  • Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Bổ sung enzyme tiêu hóa.
  • Bổ sung dinh dưỡng.
  • Kích thích tiêu hóa và hấp thu hiệu quả.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Cần bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 9 – 11:

+ Hãy mô tả quá trình tạo cừu biến đổi gene sản sinh protein người trong sữa.

+ Hãy mô tả quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly.

+ Thức ăn, sản phẩm bổ sung chăn nuôi được sản xuất, chế biến bằng công nghệ vi sinh có những tác dụng gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Tạo vector chứa gene người rồi chuyển vào tế bào soma của cừu => Nuôi cấy tế bào soma của cừu trong môi trường nhân tạo => Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gene (chứa DNA tái tổ hợp) => Lấy nhân tế bào chuyển gene cho vào tế bào trứng đã bị loại nhân => Chuyển vào phôi rồi đưa vào tử cung của cừu mẹ => Cừu chuyển gene có sữa chứa protein người.

+ Lấy nhân tế bào tuyến vú của cừu mặt trắng và tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cừu mặt đen => Dung hợp bằng xung điện cao cấp để tạo phôi => Cấy phôi vào dạ con của cừu mặt đen mang thai hộ => Cừu Dolly.

+ Vai trò:

  • Tăng nồng độ dinh dưỡng của khẩu phần ăn của vật nuôi.
  • Nâng cao khả năng tiêu hoá hấp thu của con vật bằng cách sử dụng các enzyme bổ sung vào thức ăn.
  • Tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm cho thức ăn của vật nuôi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 12: Làm thế nào để bảo tồn các giống lợn nội ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Để bảo tồn các giống lợn nuôi ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, có thể sử dụng phương pháp nhân bản vô tính, hoặc sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để tăng năng suất sinh sản của lợn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.

- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi vận dụng.
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK.
  3. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi mục Vai trò công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 8:  Hãy nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi ở địa phương em. Việc ứng dụng công nghệ đó đã mang lại hiệu quả gì trong chăn nuôi?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Sử dụng hệ thống biogas để xử lí chất thải từ vật nuôi giúp giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra khí đốt, năng lượng tái tạo, phục vụ sinh hoạt của người dân.

+ Sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trên bò, bê sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mang lại giá trị kinh tế cao hơn loại thông thường.

+ Sử dụng chế phẩm sinh giúp tăng cường miễn dịch cho vật nuôi, kích thích tiêu hóa, giúp vật nuôi phát triển tốt hơn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 11:

+ Hãy tìm hiểu các loại vaccine, thuộc kháng sinh, thuốc phòng bệnh cho vật nuôi được bán trên thị trường hiện nay.

+ Ở địa phương em đang dùng những loại chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung chăn nuôi nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Các loại vaccine, thuốc kháng sinh, thuốc phòng bệnh cho vật nuôi được bán trên thị trường hiện nay:

  • Một số loại vắc-xin: lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, vắc xin dại,...
  • Các loại thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin,..

+ Ở địa phương em đang sử dụng các loại chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung chăn nuôi như:

  • Các enzyme: amylase, maltase, protease (phân giải tinh bột, đường maltose, protein).
  • Các loại axit được đưa vào thức ăn của lợn con, gà con như fumaric, xitric, malic, lactic giúp hạ thấp độ pH ở dạ dày, giảm vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hoá.
  • Các vi khuẩn probiodic thường được đưa vào thức ăn: Lactobacilus, Enterococuccus, Pediococcus, Pediococcus, Bacillus và các chủng nấm men thuộc loài Sacharomyces cerevisiae,... giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại của các vi khuẩn gây bệnh đến vật nuôi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi  phần Vận dụng SGK trang 12: Những lĩnh vực công nghệ sinh học nào có thể phát triển mạnh ở địa phương em?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Những lĩnh vực công nghệ sinh học có thể phát triển mạnh ở địa phương em: công nghệ vi sinh, công nghệ biogas,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, giáo án chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, giáo án chuyên đề môn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU