Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Công nghệ 12 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây
, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Đầy đủ Giáo án công nghệ THPT cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP

BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
  • Nêu được những yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vai trò và triển vọng của lâm nghiệp, yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu công nghệ: Khai thác Hình 1.1 – 1.2, thông tin mục 1, 2, 3 SGK tr.5 - 9 để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp
  • Năng lực vận dụng kiến thức đã học: Vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

- Kế hoạch dạy học, SGK, SGV Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12.

- Phiếu bài tập cho HS. 

- Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh một số sản phẩm có nguồn gốc từ lâm nghiệp, hình ảnh một số loại máy cơ giới trong lâm nghiệp,…

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12.

- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.

b. Nội dung: GV cho HS xem video về vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng và yêu cầu trả lời câu hỏi Mở đầu. 

c. Sản phẩm: HS xem video về vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng và nêu vai trò của rừng đối với môi trường sống của con người.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng.

https://www.youtube.com/watch?v=bTsQVz81ec0

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi Mở đầu:

Hãy nêu vai trò của rừng đối với môi trường sống của con người.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, vận dụng hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS và nêu vai trò của rừng đối với môi trường sống của con người.

Gợi ý trả lời:

Vai trò của rừng đối với môi trường sống của con người: 

+ Rừng là lá phổi xanh của trái đất, giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật.

+ Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí tạo oxygen.

+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật, là môi trường sống của nhiều loại thực vật.

+ Ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất.

+…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Vậy, lâm nghiệp có vai trò gì? Triển vọng của lâm nghiệp là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của lâm nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, làm việc cá nhân, khai thác Hình 1.1,  thông tin mục 1.1, 1.2 SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi liên quan đến vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của lâm nghiệp, công dụng của các sản phẩm của lâm nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vai trò của  lâm nghiệp đối với đời sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Lâm nghiệp có vai trò quan trọng đối với đời sống và môi trường. 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 1.1 và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr5): Hãy nêu các vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống.

- GV chiếu hình ảnh một số sản phẩm có nguồn gốc từ lâm nghiệp (hình 1.1) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1.1 và trả lời nội dung Luyện tập (SGK – tr5):

1. Hãy nêu công dụng của các sản phẩm trong Hình 1.1.

2. Hãy kể thêm tên một số sản phẩm được sản xuất từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Nêu công dụng của chúng.

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV kết luận về nội dung vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr5)

Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống:

+ Cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng và phát triển kinh tế.

+ Cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: thực phẩm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, thủ công mĩ nghệ,…

+ Đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng,…

+ Thể hiện qua những giá trị thẩm mĩ, văn hóa, tinh thần,…

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr5)

1. Công dụng của các sản phẩm trong Hình 1.1:

a) Giấy: sử dụng trong học tập, in ấn, vật liệu đóng gói, sản xuất tiền, báo chí,…

b) Sâm Ngọc Linh: có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống oxy hóa, giảm stress và mệt mỏi,…

c) Mật ong rừng: có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như: hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ điều trị ho, dưỡng da,…

d) Bàn, ghế: dùng để làm bàn uống nước, trang trí phòng khách, tạo không gian ấm cúng, tạo điểm nhấn trong không gian sống,…

2. Một số sản phẩm được sản xuất từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

+ Sàn gỗ sử dụng để trang trí nội thất.

+ Đồ dùng nhà bếp như thớt, đũa, muỗng,… sử dụng trong bữa ăn.

+ Thuốc nam sử dụng để chữa bệnh.

+…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. VAI TRÒ CỦA LÂM NGHIỆP

1.1. Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống

- Lâm nghiệp cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội và phát triển kinh tế.

- Lâm nghiệp cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: thực phẩm; nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, thủ công mĩ nghệ....

- Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng; tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị. Vai trò xã hội của rừng còn được thể hiện qua những giá trị thẩm mĩ, văn hoá và tinh thần, dịch vụ du lịch và giải trí....

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh một số loại rừng, video về vai trò của rừng trong cuộc sống cho HS quan sát và tìm hiểu vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường.

https://i.ytimg.com/vi/qtQlsVZXkf8/maxresdefault.jpg

Rừng đầu nguồn

https://tse1.mm.bing.net/th?id=OIP.X29tM58uPUmu2xGFGWxLugHaE8&pid=Api&P=0&h=180

Rừng phòng hộ ven biển

https://www.youtube.com/watch?v=rT1oCmzQeMI

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1.2 và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr5): 

Hãy nêu các vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr5)

Vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường:

+ Phòng hộ đầu nguồn.

+ Phòng hộ ven biển.

+ Phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị.

+ Có vai trò điều hòa khí hậu, là môi trường cho nhiều loại động, thực vật và vi sinh vật,…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1.2. Vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường

- Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, cụ thể như:

+ Phòng hộ đầu nguồn: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn, chống rửa trôi và thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán,...

+ Phòng hộ ven biển: chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống xâm nhập mặn,...

 + Phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị: làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn,...

+ Rừng có vai trò điều hoà khí hậu, là môi trường sống cho nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật, góp phần bảo tồn nguồn gene cây rừng và đa dạng sinh học;...

 Hoạt động 2: Tìm hiểu triển vọng của lâm nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội và môi trường.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, cặp đôi, khai thác thông tin mục 2.1, 2.2 SGK tr.21, 22 và hoàn thành Phiếu học tập và trả lời câu hỏi liên quan đến triển vọng của lâm nghiệp.

PHIẾU HỌC TẬP

Triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội

 

Câu 1 (Câu hỏi SGK – tr6). Hãy nêu triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội.

Câu 2 (Luyện tập SGK – tr6). Hãy kể tên và nêu công dụng của các loại máy trong Hình 1.2.

Câu 3. Hãy nêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập, câu trả lời của HS về triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội và môi trường và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm thảo luận: 

Khai thác thông tin mục 2.1 SGK tr.6, 7 và hoàn thành Phiếu học tập.

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu cho HS tham khảo:

+ Video Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030:

https://www.youtube.com/watch?v=q_sbpIKKvXY

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr7) để tìm hiểu về Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.

https://www.youtube.com/watch?v=af-5FQ1DUVI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu học tập và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Phiếu học tập 

(đính kèm phía dưới Hoạt động).

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập.

- GV kết luận về triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2. TRIỂN VỌNG CỦA LAM NGHIỆP

2.1. Về kinh tế - xã hội

*Về kinh tế

- Ngành lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới, đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

*Về xã hội:

- Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng, nông thôn giàu, đẹp và văn minh; tạo việc làm, cải thiện sinh kế; giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hoá truyền thống, di tích lịch sử, góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh; góp phần đảm bảo an ninh lương thực; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế; tạo cảnh quan đô thị; du lịch, nghỉ dưỡng....

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đính kèm trong Phiếu học tập phía dưới hoạt động).

*Trả lời Phiếu học tập

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 

Triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội

 

Câu 1. 

- Về kinh tế: Ngành lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới, đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.

- Về xã hội:  Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng, nông thôn giàu, đẹp và văn minh; tạo việc làm, cải thiện sinh kế; giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hoá truyền thống, di tích lịch sử, góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh;…

Câu 2. 

Tên và công dụng của các loại máy trong Hình 1.2:

a) Máy thu gom gỗ: Dùng để thu gom và vận chuyển gỗ, giúp tăng năng suất thu hoạch, tiết kiệm công sức và chi phí lao động,…

b) Máy sản xuất dăm gỗ: Dùng để chuyển đổi các loại gỗ thành dạng dăm để sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, làm nhiên liệu chất đốt, làm nguyên liệu sản xuất giấy,…

Câu 3. 

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra mục tiêu:

*Về kinh tế:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,0% đến 5,5%/năm. 100% gỗ và sản phẩm từ gỗ được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lí rừng bền vững. Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ hiện đại, tiên tiến.

- Năm 2025: giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 20 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỉ USD; giá trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt 5 tỉ USD; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 35 triệu m³.

- Năm 2030: ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng 25 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 20,4 tỉ USD; giả trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt trên 6 tỉ USD; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 50 triệu m³.

*Về xã hội:

- Năm 2025: tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45%; có 50 % số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hoá; mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; giảm tỉ lệ hộ nghèo.

- Năm 2030: tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 50%; có 80% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hoá; mức thu nhập của người dân tộc thiểu số bằng ½ bình quân chung của cả nước.

- Tầm nhìn đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế – kĩ thuật hiện đại; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng; tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu triển vọng của lâm nghiệp về môi trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 2.2 và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr8)

Hãy nêu triển vọng của lâm nghiệp về môi trường.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về triển vọng của lâm nghiệp về môi trường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr8)

- Quản lí rừng bền vững; bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về triển vọng của lâm nghiệp về môi trường.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2.2. Về môi trường

- Ngành lâm nghiệp tiếp tục quản lí rừng bền vững, đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng của nước ta duy trì ở mức từ 42% đến 43%; bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 3 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi liên quan đến yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 3 và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr8)

Hãy nêu một số yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung Luyện tập. 

3. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LÂM NGHIỆP

- Người lao động trong ngành lâm nghiệp cần có một số yêu cầu cơ bản sau:

1) Có kiến thức, kĩ năng về lâm nghiệp và kinh tế.

2) Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp.

3) Yêu quý sinh vật và có sở thích làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp.

4) Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc.

5) Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp.

b. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến vai trò và triển vọng của lâm nghiệp.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1: Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực nào?

A. Kinh tế và xã hội.

B. Nông nghiệp và thủy sản.

C. Xã hội và môi trường.

D. Nông nghiệp và xã hội.

Câu 2: Lâm nghiệp có vai trò như thế nào trong phòng hộ đầu nguồn?

A. Chống xói mòn.

B. Giảm thiểu tiếng ồn.

C. Chống cát bay.

D. Bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 3: Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, năm 2030 có mục tiêu đạt giá trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt

A. 5 tỉ USD.

B. 6 tỉ USD.

C. 25 tỉ USD.

D. 20,4 tỉ USD.

Câu 4: Máy cơ giới trong hình ảnh sau có công dụng gì?

A. Máy sản xuất dăm gỗ.

B. Máy thu gom gỗ.

C. Máy cưa gỗ.

D. Mát chế biến lâm sản.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đảm bảo lao động có mức thu nhập ngang bằng bình quân chung cả nước.

B. Nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.

C. Trong tương lai, ngành lâm nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ.

D. Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục.

Câu 6: Đâu không phải triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội?

A. Phát huy tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới.

B. Ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

C. Góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế.

D. Đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.

Câu 7: Bạn Mi là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Mi không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp.

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc.

B. Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp.

C. Yêu thích sinh vật, yêu lao động.

D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

A

B

B

A

B

D

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: 

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã biết về hệ thống cảnh báo để trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được tình huống và hệ thống cảnh báo trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Vận dụng

Vận dụng (SGK – tr8)

Nêu triển vọng của lâm nghiệp ở một địa phương mà em biết.

Vận dụng (SGK – tr8)

Bản thân em có phù hợp với các nghề trong lâm nghiệp không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.

- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.

Gợi ý trả lời:

*Trả lời Vận dụng (SGK – tr8)

Địa phương có triển vọng phát triển lâm nghiệp: Cà Mau, Lâm Đồng,…vì những địa phương này có diện tích rừng lớn.

*Trả lời Vận dụng (SGK – tr8)

Ví dụ: Em có sức khỏe tốt, có kiến thức về lâm nghiệp và yêu thích sinh vật nên có thể đáp ứng được một số ngành nghề trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.

- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

- Xem trước nội dung Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.

 

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ lâm nghiệp thuỷ sản 12 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word Công nghệ 12 lâm nghiệp thuỷ sản sách cánh diều, tải giáo án Công nghệ 12 cánh diều, GA lâm nghiệp thuỷ sản 12 Cánh diều 2024

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Toán 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Toán 12 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 12 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 12 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 cánh diều

Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 12 Cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Hoá học 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hóa học 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Công nghệ điện - điện tử 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ điện - điện tử 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề Công nghệ Lâm nghiệp - thủy sản 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Tin học 12 Tin học ứng dụng mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Tin học 12 Khoa học máy tính mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính mới năm 2024 cánh diều

GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 12 cánh diều

Giáo án Địa lí 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều

Giáo án kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều
Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều

GIÁO ÁN 12 CÁNH DIỀU CÁC MÔN CÒN LẠI

Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Thể dục 12 cầu lông mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Thể dục 12 bóng rổ mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Bóng đá 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Đá cầu 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Cánh diều

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 12 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo