Soạn giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 24: BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Mô tả được một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Đề xuất được biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình ảnh, video liên quan đến ý nghĩa, nhiệm vụ và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về ý nghĩa, nhiệm vụ và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS xác định được loài thủy sản thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 24.1.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có, trả lời câu hỏi: Loài thủy sản nào thuộc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm có trong Hình 24.1?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời: Thủy sản thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm: cá chiên
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thường mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn. Vậy các loài này có mối quan hệ như thế nào đối với nguồn lợi thủy sản? Cần thực hiện các biện pháp nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản? Để biết câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
---------------------
………Còn tiếp……….
=> Xem toàn bộ Giáo án công nghệ lâm nghiệp - thủy sản 12 cánh diều
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều, giáo án bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều, giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản CD bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác