Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây
, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Đầy đủ Giáo án ngữ văn THPT cánh diều

CHUYÊN ĐỀ 1

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Nhận biết được văn học hiện đại và hậu hiện đại qua một số đặc điểm cơ bản.

  • Vận dụng được những kiến thức về văn học hiện đại và hậu hiện đại từ chuyên đề để đọc văn bản hoặc nghiên cứu một vấn đề liên quan.

  • Biết viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

  • Biết thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại, hậu hiện đại đã tìm hiểu.

  • Có khả năng đọc, tư duy độc lập, sáng tạo với các văn bản văn học hiện đại và hậu hiện đại Việt Nam; yêu thích nghiên cứu văn học dân tộc.

 

 

PHẦN 1: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • HS thu thập xử lý thông tin nhằm phát hiện và sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết.

  • Giải quyết được các khúc mắc chưa được làm sáng tỏ về văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam.

  • Hình thành một số thao tác, phương pháp cơ bản trong hoạt động nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại: thao tác xử lí tư liệu, nghiên cứu liên ngành, phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc điểm thể loại….

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam.

- Năng lực phân tích và cảm nhận về thành tựu nội dung cũng như nghệ thuật của giai đoạn văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam.

- Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.

3. Phẩm chất

- Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học của văn học hiện đại và hậu hiện đại.

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

- Tranh ảnh về các tác giả tác phẩm thời kì hiện đại và hậu hiện đại.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS.

c.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

dTổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Em đã học tác phẩm nào trong thời kì văn học hiện đại Việt Nam cũng như thế giới chưa? Trình bày một số hiểu biết của mình về giai đoạn văn học này? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và suy nghĩ trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV nhận xét:

- GV dẫn dắt vào bài: Tiếp nối với chuyên đề văn học trung đại đã nghiên cứu trong chương trình 11, trong chương trình lớp 12 chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giai đoạn văn học hiện đại và hậu hiện đại của Việt Nam cũng như trên thế giới. Để tìm hiểu đặc điểm của văn học giai đoạn này chúng ta sẽ cùng bước vào Tiết 1 – Phần 1 chuyên đề 1 – Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học trình bày giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới.

c. Sản phẩm học tập: Khái quát được các giai đoạn phát triển văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới.

  • Dựa vào kiến thức SGK, GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ Hãy trình bày những hiểu biết của em về nền văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của nhân loại trong việc định hình chân lí phổ quát?

+ Đứng trước trải nghiệm “không còn nữa một chân lí có sẵn phổ quát cho tất cả” con người đã có cách ứng xử thế nào?

+ Tâm thức hiện đại và hậu hiện đại đã tác động vào văn học như thế nào?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  •  HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới.

1.1. Khái niệm về văn học hiện đại và hậu hiện đại .

  • - Văn học trung đại có tính khu vực đậm nét, một số nền văn học dân tộc dốc sự tương đồng về văn hóa, điều kiện địa lí chia sẻ với nhau những đặc điểm chung có tính khép kín.

  • - Sang đến thời kì hiện đại tính khép kín của vùng văn học đã bị phá vỡ để hình thành nền văn học chung của toàn thế giới. 

  • - Hoạt động giao lưu tiếp biến văn hóa và văn học đã làm xuất hiện những trào lưu, khuynh hướng sáng tác có sức lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới: hiện thực, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, hiện thực huyền ảo….

  • => Làm cho bản sắc văn học dân tộc của từng quốc gia có cơ hội không chỉ để làm phong phú đổi mới mà còn mài sắc thêm những điểm độc đáo của riêng mình.

  • 1.2. Sự phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới.

  • - Từ cuối thế kỉ XIX đến nay nhân loại luôn phải đối mặt với những nghịch lí của sự phát triển. 

  • + Tích lũy của cải càng lớn thì bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng. Theo thống kê thì từ 2020 đến 2023, 63% của cải thặng dư nằm trong tay nhóm người chỉ chiếm 1% dân số thế giới.

  • + Cá nhân được giải phóng nhưng con người lại rơi vào sự cô đơn, bất an thường trực, con người bị tha hóa trong xã hội tiêu dùng, bị thao túng bởi truyền thông để trở thành bản sao nhợt nhạt của đám đông.

  • + Cùng với sự phát triển của văn minh và khoa học nhân loại đối diện với những thảm họa khủng khiếp của chiến tranh của môi trường sinh thái.

  • + Xung đột về tôn giáo, chính trị gia tăng.

  • =>  Một mô hình mang tính phổ quát chung cho nhân loại trong việc tìm kiếm sự tiến bộ bắt đầu bị chất vấn.  Người ta dần nhận ra tầm quan trọng của sự khác biệt, của sự đối thoại giữa các nền văn hóa. Thay cho thế giới quan chỉ có một chân lý duy nhất, phổ quát, nhân loại đang hướng đến chấp nhận sự song song tồn tại và tương tác qua lại của những chân lí khác nhau.

  • - Từ cuối thế kỉ XIX đến nay nhân loại chia sẻ một trải nghiệm chung: không còn nữa một chân lí có sẵn phổ quát cho tất cả. Và có hai cách ứng xử tương ứng với hai kiểu tâm thức:

  • + Cách ứng xử thứ nhất: hoài nghi những chân lí phổ quát nhưng cũng đồng thời than khóc cho sự biến mất của những nguyên lí phổ quát, bất biến này => đây là tâm thức hiện đại.

  • + Cách ứng xử thứ hai: nhìn nhận lại sự biến mất của nguyên lí phổ quát, bất biến như là cơ hội cho sự tự do, sự tồn tại và đối thoại của những khác biệt. Chân lí không có sẵn, chân lí nằm trong sự tương tác, qua lại sự đối thoại bất tận giữa “anh” và “tôi” giữa chúng ta và người khác. Đây là tâm thức hậu hiện đại.

  • - Tâm thức hiện đại và hậu hiện đại đem đến những biến đổi to lớn trong văn học. 

  • + Đối với nhà văn: Bắt đầu rời bỏ vị trí quyền uy của người phát ngôn về chân lí để kêu gọi và hướng đến sự đối thoại của người đọc. 

  • + Đối với người đọc: Không chỉ tiếp nhận tìm kiếm những chân lí được nhà văn phát hiện gửi gắm mà còn là người đồng sáng tạo, tranh biện với tác giả.

  • => Tương quan này khiến cho tác phẩm trở thành không gian mở, dân chủ. Ở đó hiện diện đồng thời tiếng nói của tác giả và độc giả trong cuộc đối thoại.

 

Hoạt động 2: Văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm cũng như thời kì phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam.

b. Nội dung: HS có thể nắm được các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam.

c. Sản phẩm học tập: Các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam.

  •  Dựa vào kiến thức SGK, GV đặt câu hỏi để HS trả lời:

+ Văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam được chia thành mấy giai đoạn? Trình bày đặc điểm của mỗi giai đoạn?

+ So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam.

  1. 1. Khái niệm

  • Văn học hiện đại là giai đoạn nối tiếp của văn học trung đại. Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về mốc cho văn học hiện đại. Về cơ bản thì văn học hiện đại được tính từ đầu thế kỉ XX đến nay. 

  • Giai đoạn này tuy không dài nhưng có những thành tựu đặc biệt to lớn với sự phong phú và đa dạng của số lượng tác giả tác phẩm và những kết tinh nghệ thuật độc đáo.

- So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại và hậu đại ở Việt Nam (PHỤ LỤC kèm bên dưới).

  1. 2. Các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu đại ở Việt Nam.

  2. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.

  • Đây được xem là giai đoạn văn học Việt Nam qua bước đầu giao lưu với văn hóa, văn học phương Tây từng bước biến đổi từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại.

  • Thoát khói hệ thống thi pháp của văn học trung đại, văn học Việt Nam thời kì này được hiện đại hóa thông qua việc học tập các kinh nghiệm sáng tác từ phương Tây: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện đại.

  • Không chỉ chống thực dân văn học thời kì này còn hướng tới đà phá luân lí Nho giáo, đề cao quyền sống của cá nhân, hướng tới tái hiện chân thực đời sống của những số phận dưới đáy xã hội.

  • Các tác giả chính của thời kì này bao gồm có: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu.

  1. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.

  • Từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975: Văn học gắn bó với đời sống kháng chiến (chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ) vì thế một cách tất yếu được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản phục vụ cho nhiệm vụ chính trí, cổ vũ tinh thần chiến đấu. Văn hóa nghệ thuật trở thành một mặt trận và nhà văn trở thành người chiến sĩ đồng hành với thực tế chiến đấu của nhân dân.

- Những vấn đề cách tân hiện đại hóa văn hóa trước 1945 tạm thời gác lại nhường chỗ cho xu hướng đại chúng hóa. Đại chúng vừa là độc giả chính của văn học vừa là đối tượng phản ánh của văn học: Lượm (Tố Hữu), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)…

  • Trong giai đoạn 1945-1975 khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dần trở thành khuynh hướng sáng tác chủ đạo của văn học. Chính vì thế nên đề tài, chủ đề văn học luôn gắn với sự kiện lịch sử, với tình cảm cộng đồng; nhân vật trung tâm là lãnh tụ, người chiến sĩ cách mạng là quần chúng nhân dân được giác ngộ lí tưởng của Đảng, tràn đầy tinh thần yêu nước; giọng điệu chủ yếu là ngợi ca, hùng ca, là lời hiệu triệu

  • Văn học thời kì này tràn ngập những hình ảnh về sự hồi sinh, sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, về niềm tin vào một tương lai đẹp đẽ như một tất yếu của lịch sử.

  • Giai đoạn 1954 -1975 ở miền Nam có sự song song tồn tại của hai bộ phận: văn học giải phóng và văn học nằm trong vùng quản lí của chính quyền Việt Nam cộng hòa. 

+ Bộ phận văn học giải phóng là sự nối dài của văn học cách mạng hình thành trên miền Bắc

+ Bộ phận văn học trong vùng quản lí của chính quyền Việt Nam cộng hòa phân hóa thành nhiều xu hướng, trào lưu, quan niệm khác nhau rất phức tạp vừa quan hệ thuận chiều hay nghịch chiều với văn học các mạng, vừa chịu ảnh hưởng của phương Tây vừa nỗ lực tìm kiếm một lối đi riêng để khẳng định sự sáng tạo của mình.

+ Một số tác giả tiêu biểu của văn học miền Nam thời kì này là: Trần Vàng Sao, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Vũ Hạnh, Nguyễn Mộng Giác.

  • Từ năm 1975 đến nay: Đại thắng 30/4 thống nhất đất nước văn học dần trở lại quỹ đạo hiện đái hóa trong sự mở cửa giao lưu và tiếp nhận những ảnh hưởng của văn học thế giới. 

+ Trong văn xuôi tinh thần dân chủ, lối viết đối thoại theo cảm quan hiện đại với các thủ pháp tiêu biểu dần trở thành chủ lưu của nền văn học.

+ Trong thơ, người ta bắt gặp những ảnh hưởng đậm nét của thơ tượng trưng, siêu thực, tân hình thức. 

+ Văn học Việt Nam đã chạm vào những chủ đề, những băn khoăn chung của toàn nhân loại: chiến tranh, thân phận của những chủ thể yếu thế…. 

+ Một số tác phẩm của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư… đã được dịch giới thiệu và nhận giải thưởng của cộng đồng văn học thế giới

+ Một số tác giả tiêu biểu: Bên cạnh các tác giả cũ thì sự xuất hiện của Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Thiều, Y Phương... đã làm nên diện mạo mới của văn học thời kì này.

 

 

PHỤ LỤC 1 – SO SÁNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠi VÀ HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM.

Tiêu chí

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Văn tự

Chữ Hán, chữ Nôm; mang tính bác học, chỉ dành cho một nhóm tinh hoa.

Chữ Quốc ngữ mang tính phổ thông hướng tới quảng đại quần chúng.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án chuyên đề ngữ văn 12, giáo án chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều, giáo án lớp 12 cánh diều, giáo án môn ngữ văn 12 cánh diều

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Toán 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Toán 12 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 12 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 12 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 cánh diều

Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 12 Cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Hoá học 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hóa học 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Công nghệ điện - điện tử 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề công nghệ điện - điện tử 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề Công nghệ Lâm nghiệp - thủy sản 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Tin học 12 Tin học ứng dụng mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Tin học 12 Khoa học máy tính mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính mới năm 2024 cánh diều

GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 12 cánh diều

Giáo án Địa lí 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều

Giáo án kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều
Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều

GIÁO ÁN 12 CÁNH DIỀU CÁC MÔN CÒN LẠI

Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Thể dục 12 cầu lông mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Thể dục 12 bóng rổ mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Bóng đá 12 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Đá cầu 12 mới năm 2024 cánh diều

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Cánh diều

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 12 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo