Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều

Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 - cánh diều. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều.Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy ngữ văn 11 cánh diều

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 mới năm 2023 cánh diều

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

TIẾT …: VĂN BẢN 1: SÓNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập những kiến thức về nhà thơ Xuân Quỳnh.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng. Về nội dung: vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”. Về nghệ thuật: xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ biến đổi linh hoạt…
  1. Năng lực chung

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Sóng.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng trái tim thủy chung, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.
  • Trân trọng tình cảm, tình yêu.
  • Biết cách biểu đạt cảm xúc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Sóng.
  3. Nội dung:
  • GV cho HS xem video bài thơ Sóng được phổ nhạc.

https://www.youtube.com/watch?v=Yl9mwX2Qo24

  • GV cho HS nêu cảm nhận về bài hát sau khi xem video.
  1. c. Sản phẩm:
  • Cảm nhận của HS về bài hát Sóng.
  1. Tổ chức thực hiện
  • GV cho HS xem video bài hát Sóng.
  • GV gọi 1 – 2 HS phát biểu cảm nhận của bản thân về bài hát.
  • GV dẫn dắt vào bài: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học chống Mĩ. Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu. Bài thơ “Sóng” là một thi phẩm tiêu biểu cho điều đó.
  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chung về văn bản “Sóng”.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Sóng.
  2. Nội dung:
  • GV cho HS xem video về tiểu sử tác giả Xuân Quỳnh, sau đó trình bày những hiểu biết về tác giả.

https://www.youtube.com/watch?v=dW1A0YwC2hU (từ đầu đến 3:27)

  • GV nêu yêu cầu để HS trình bày những kiến thức chung về tác phẩm Sóng.
  1. Sản phẩm:
  • Câu trả lời của HS về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm Sóng.
  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video về tác giả Xuân Quỳnh, kết hợp hiểu biết của bản thân để nêu những thông tin chính về tác giả.

- GV nêu câu hỏi:

+ Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ.

+ Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem video, trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988)

- Quê quán: Làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây. Nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.

- Cuộc đời đa đoan với nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống.

- Hồn thơ của bà là cái “tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh vị tha.

- Bà là nhà thơ tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng là nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

- Phong cách thơ là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm, da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Năm 2001 bà được Nhà nước truy tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình năm 1967 và in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

b. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 – 2 khổ đầu: Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu.

- Phần 2 – 5 khổ tiếp theo: Sóng - tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu.

- Phần 3 – còn lại: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật “em”.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Phân tích, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng.
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Sóng.
  3. Sản phẩm học tập: Sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Sóng của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sóng.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: HS phân tích được bài thơ Sóng.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.

- GV nêu nhiệm vụ học tập: Vẽ sơ đồ dàn ý phân bài thơ Sóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV lần lượt gọi các nhóm HS trình bày sản phẩ, của mình trước lớp, các nhóm HS còn lại lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý đáp án.

Dàn ý phân tích được bài thơ Sóng.

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng là nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

- Giới thiệu chung về tác phẩm: Bài thơ Sóng là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh.

- Dẫn dắt vào nội dung bài thơ: Bài thơ đã xây dựng hình tượng “sóng” vô cùng đặc sắc để bộc lộ những tâm trạng, xúc cảm và khát khao hạnh phúc trong tình yêu của nhân vật trữ tình.

 

II. Thân bài

1. Khái quát đầu:

- Phong cách sáng tác của tác giả:

+ Hồn thơ Xuân Quỳnh là cái “tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh vị tha.

+ Phong cách thơ: tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm, da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Khái quát về tác phẩm:

+ Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình năm 1967 và in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

+ Sóng là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách của Xuân Quỳnh. Bài thơ mượn hình tượng “sóng” để ẩn dụ cho người phụ nữ đang yêu. Ở bài thơ, ta thấy được tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người của người phụ nữ.

 

2. Phân tích

2.1. Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu

- Những trạng thái khác thường, phong phú nhưng cũng phức tạp của sóng: tiểu đối

+ dữ dội >< dịu êm

+ ồn ào >< lặng lẽ

à Những trạng thái đối lập nhau thể hiện sự phức tạp của cảm xúc trong tình yêu.

- Nhân hóa:

+ Sông  - không hiểu mình

+ Sóng – tìm ra bể

à Sông, bể, sóng là những chi tiết bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên cuộc đời của sóng. Và sóng chỉ thực sự có đời riêng khi đến với biển cả mênh mông. Sóng vượt qua không gian chật hẹp của sông, bể để vươn tới biển cả lớn lao như nỗi khát khao tình yêu cháy bỏng mãnh liệt của nhân vật “em”.

- Quy luật của sóng: ngày xưa – ngày sau à vẫn thế à sự trường tồn của sóng trước thời gian.

- Quy luật của tình cảm: tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.

è Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời.

 

2.2. Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

a. Khổ 3, 4, 5

- Tác giả đặt ra câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?” à Hiện tượng tâm lí thông thường trong tình yêu: người đang yêu rất hiểu về tình yêu nhưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không biết thế nào là tình yêu.

- Tác giả có một cái lắc đầu vô cùng dễ thương “em cũng không biết nữa” cũng như tình yêu, nó đến rất bất ngờ tự nhiên.

- Đến khổ thơ thứ 5 tác giả thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, bao trùm lên cả không gian “dưới lòng sâu…. trên mặt nước…”.

+ Thao thức trong mọi khoảnh khắc thời gian: “Ngày đêm không ngủ được”

à Phép đối thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu đậm

+ Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” à Tuy vô cùng cường điệu nhưng lại rất hợp lý nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt trong lòng em.

+ Vừa hóa thân vừa trực tiếp xưng “em” để bộc lộ nỗi nhớ à tình yêu mãnh liệt, phép điệp tạo âm điệu nồng nàn tha thiết cho lời thơ

è Bày tỏ tình yêu một cách chân thành tha thiết mà mạnh dạn mãnh liệt.

 

b. Khổ 6, 7

- Lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu: “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam”… là những từ cụ thể khẳng định khoảng cách dù có ra bao nhiêu thì lòng người vẫn chung thủy bấy nhiêu

à Lòng chung thủy tuyệt đối trong tình yêu: Dù đi đâu, xuôi ngược bốn phương thì em cũng sẽ chỉ hướng về một phương anh.

- Hình ảnh của sóng: “ở ngoài kia đại dương” à ánh mắt hướng về xa khi trăm ngàn con sóng ngày đêm không biết mệt mỏi vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm muôn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Cũng như “em” muốn được gần bên anh được hòa nhịp vào tình yêu với anh.

à Người phụ nữ hồn nhiên tha thiết yêu đời vẫn còn ấp ủ bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vẫn tin vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ” dù có nhiều thử thách chông gai. Những thử thách đưa ra như để khẳng định sức mạnh vĩnh hằng của tình yêu và lòng chung thủy.

 

2.3. Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật “em”

- Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt và nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ tìm về với cội nguồn yêu thương cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau tìm được hạnh phúc trọn vẹn. Sóng biển mây trời muôn đời vẫn tồn tại như một quy luật bất biến.

- Những cụm từ:

+ cuộc đời tuy dài thế >< năm tháng vẫn đi qua

+ biển dẫu rộng >< mây vẫn bay về xa

à Lo âu, trăn trở của nhà thơ về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc. Song nhà thơ vẫn luôn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia.

- Khổ cuối: nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu bao la rộng lớn để sống hết mình trong tình yêu để hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu muôn thuở.

- Lời thơ ý thơ nhịp thơ có phần nhanh hơn gấp hơn và mạnh hơn. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang vọng mãi như con sóng ào ạt hòa vào biển lớn tình yêu cùng với khát khao cháy bỏng.

- Bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình “sóng” và “em”. Hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc phân chia có lúc hòa quyện vào nhau không thể tách rời.

 

3. Khái quát cuối

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng.

+ Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính.

+ Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ.

+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...

- Nội dung:

+ Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

+ Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu.

 

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa bài thơ: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

- Liên hệ bản thân: Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng thủy chung son sắt cũng như lòng vị tha của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu.

 

Gợi ý sơ đồ phân tích văn bản:

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập luyện tập, vận dụng.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS làm các bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PBT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phong cách thơ của Xuân Quỳnh?

  1. Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.
  2. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với số phận của người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ.
  3. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
  4. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói quả quyết đòi công bằng cho những người phụ nữ chịu số phận bất hạnh trong xã hội.

Câu 2: Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê.
  2. Trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền.
  3. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền.
  4. Viết trong những năm tháng chống Mĩ đầy đau thương.

Câu 3: Bài thơ Sóng được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ tự do.
  2. Thơ bảy chữ.
  3. Thơ sáu chữ.
  4. Thơ năm chữ.

Câu 4: Ở bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa những hình tượng nào?

  1. Anh – em.
  2. Sóng – anh.
  3. Sóng – em.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu bài thơ là gì?

  1. Đối lập.
  2. So sánh.
  3. Hoán dụ.
  4. Ẩn dụ.

Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng về nỗi nhớ được diễn tả ở khổ thơ thứ 5?

  1. Nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết, hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.
  2. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, đi sâu vào tiềm thức và giấc mơ.
  3. Cả A, B đều sai.
  4. Cả A, B đều đúng.

Câu 7: Trong hai khổ thơ 3 và 4, hình tượng “sóng” diễn tả điều gì?

  1. Cội nguồn nỗi nhớ của em về anh.
  2. Bản chất của tình yêu là sự bí ẩn khó có thể lí giải.
  3. Lòng chung thủy, son sắt của “em”.
  4. Những cung bậc cảm xúc đa dạng, phong phú trong tình yêu của người con gái.

Câu 8: Ở khổ thơ thứ 6, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

  1. Điệp, đối lập.
  2. Điệp, ẩn dụ.
  3. Đối lập, ẩn dụ.
  4. Đối lập, nhân hóa.

Câu 9: Đâu là giá trị nội dung của bài thơ Sóng?

  1. Sự phẫn uất, đau buồn trước tình duyên lận đận, gắng gượng vươn lên để tìm kiếm tình yêu đích thực.
  2. Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên mọi thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 10: Đáp án nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

  1. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp.
  2. Thể thơ năm chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng.
  3. Thành công trong việc xây dựng hình tượng “sóng”.
  4. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, hoàn phiếu phiếu bài tập số 1.

Bước 2: Tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu bài tập số 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án dạy thêm ngữ văn 11 , giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều, giáo án lớp 11 cánh diều, giáo án dạy thêm môn ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU