Giáo án chuyên đề toán 11 mới năm 2023 cánh diều
Bộ giáo án chuyên đề toán 11 cánh diều. Đây là giáo án chuyên đề sách lớp 11 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề toán 11 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án toán THPT cánh diều
- Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 11 cánh diều
- Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 12 (Đại số) cánh diều
- Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử Đại số 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử Hình học 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử Toán 12 cánh diều
- Giáo án dạy thêm toán 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Toán 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án dạy thêm toán 11 mới năm 2023 cánh diều
- Giáo án chuyên đề toán 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng điện tử toán 11 cánh diều
- Giáo án toán 11 mới năm 2023 cánh diều
- Tải GA dạy thêm toán 10 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint toán 10 cánh diều
- Tải GA word toán 10 cánh diều
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHUYÊN ĐỀ II: LÀM QUEN VỚI MỘT VÀI YẾU TỐ CỦA LÍ THUYẾT ĐỒ THỊ
BÀI 1: MỘT VÀI YẾU TỐ CỦA LÍ THUYẾT ĐỒ THỊ. ĐƯỜNG ĐI EULER VÀ ĐƯỜNG ĐI HAMILTON
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được một số khái niệm cơ bản: đồ thị, đỉnh, cạnh, đường đi, chu trình, liên thông, bậc của đỉnh.
- Nhận biết: đường đi Euler, đường đi Hamilton, định lí Dirac, định lí Ore.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Rèn luyện năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua việc mô hình hóa những vấn đề thực tế liên quan bằng đồ thị.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
- b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS đưa ra được nhận định ban đầu về câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc mục I. Bài toán bảy cây cầu của Euler.
GV tóm tắt nội dung:
Bài toán Bảy cây cầu của Euler (hay Bảy cây cầu ở Königsberg)
Thành phố Königsberg nằm trên sông Pregel, bao gồm hai hòn đảo lớn nối với nhau và nối với đất liền bởi bảy cây cầu (Hình 1).
Người dân có thắc mắc: “Có đường đi nào cho phép một người đi qua cả bảy cây cầu, mà mỗi cây cầu chỉ đi qua một lần?”.
Năm 1741, Euler đã trình bày lời giải cho Bài toán Bảy cây cầu ở Königsberg và đưa ra lời giải tổng quát cho dạng bài toán này, bất kể số lượng vùng đất cũng như số lượng cây cầu.
Bằng cách loại bỏ tất cả các chi tiết ngoại trừ các vùng đất và các cây cầu, sau đó thay thế mỗi vùng đất bằng một điểm và thay mỗi cây cầu nối hai vùng đất bằng một đoạn nối hai điểm, Euler đã nhận được mô hình sau đây:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Cấu trúc toán học thu được ở Hình 2c ngày nay được gọi là một đồ thị, mỗi điểm gọi là một đỉnh của đồ thị, mỗi đoạn nối được gọi là một cạnh của đồ thị. Bài toán Bảy cây cầu ở Königsberg có thể phát biểu lại như sau: Có hay không một hành trình đi qua cả bảy cạnh của đồ thị ở Hình 2c mà mỗi cạnh chỉ đi qua đúng một lần? Những bài toán kiểu như vậy được gọi là bài toán về đường đi Euler trên đồ thị, chúng đóng vai trò quan trọng trong Lí thuyết đồ thị hiện nay.”
“Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những kiến thức ban đầu về lí thuyết đồ thị trong bài học này để hiểu rõ hơn nội dung”.
Bài mới: Bài 1: Một vài yếu tố của Lí thuyết đồ thị. Đường đi Euler và đường đi Hamilton.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Một số khái niệm cơ bản.
- a) Mục tiêu:
- Nhận biết được khái niệm đồ thị, đỉnh, cạnh, bậc của đỉnh, đường đi trên đồ thị, chu trình, đồ thị liên thông.
- Vận dụng khái niệm cơ bản của đồ thị và định lí về bậc của đỉnh vào giải quyết các vấn đề toán học.
- b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động HĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6, đọc hiểu Ví dụ, thực hiện Luyện tập 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS biểu diễn bài toán đã cho bằng đồ thị, vẽ đồ thị theo yêu cầu, cho ví dụ về các đồ thị có bậc của đỉnh, đường đi, chu trình, liên thông theo yêu cầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm đồ thị - GV cho HS thực hiện HĐ 1. + GV lưu ý, đầu mút A và B có hai cạnh nối hai đầu mút.
- GV cho HS khái quát: + Thế nào đồ thị G? - GV chú ý cho HS về bản chất của đồ thị là có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh, đỉnh nào được nối với đỉnh nào.
- HS đọc Ví dụ 1. GV gợi mở: có thể sử dụng đồ thị để biểu diễn thành phố và đường đi để dễ hình dung, giống như Euler đã làm với các cây cầu và vùng đất. - HS thực hiện Luyện tập 1.
- HS thực hiện HĐ 2. Từ đó HS nhận xét đặc điểm của đồ thị Hình 4 về: mỗi cặp đỉnh của đồ thị có bao nhiêu cạnh nối nó, có đỉnh được nối với chính nó không? - GV giới thiệu với đặc điểm như của Hình 4, đồ thị được gọi là đồ thị đơn.
- HS đọc Ví dụ 2, tìm đồ thị đơn và giải thích. - GV có thể giới thiệu thêm cho HS. + Nếu hai đầu mút của cạnh trùng nhau tại đỉnh C thì ta gọi cạnh ấy là một khuyên, kí hiệu CC. Ví dụ: - HS thực hiện Luyện tập 2: Cho ví dụ về đồ thị đơn. - GV đưa ra quy ước: Nếu không nói gì thêm, các đồ thị sẽ được giả thiết là đồ thị đơn.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về bậc của đỉnh - HS thực hiện HĐ 3. Từ đó GV giới thiệu về bậc của đỉnh P. - HS khái quát thế nào là bậc của đỉnh A. + Nhận xét: Bậc của đỉnh và số cạnh nhận đỉnh đó là đầu mút có mối quan hệ gì? (Bằng nhau).
- HS đọc hiểu Ví dụ 3, tìm bậc các đỉnh trong đồ thị hình 6, từ đó xác định bậc lẻ, bậc chẵn. - HS thực hiện Luyện tập 3. Xác định các đỉnh bậc lẻ.
- HS thực hiện HĐ 4. Kết quả của HĐ 4 cho thấy mối liên hệ của tổng các bậc của đỉnh và số cạnh của đồ thị đó. - HS phát biểu định lí. - Sử dụng định lí vừa học, chứng minh Ví dụ 4. - HS thảo luận, làm Luyện tập 4, có thể đưa ra nhiều đáp án.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về đường đi trên đồ thị - HS thực hiện HĐ 5. - GV giới thiệu + Hai đỉnh kề nhau hay láng giềng của nhau. + Đường đi từ đỉnh A đến đỉnh E của đồ thị. - Từ đó có khái quát về đường đi, chu trình.
- HS chỉ ra đường đi và chu trình trong Ví dụ 5. - HS thực hiện Luyện tập 5. - HS thực hiện HĐ 6. GV giới thiệu về đồ thị liên thông. - HS đọc Ví dụ 6, áp dụng làm Luyện tập 6. + Nhận biết và thể hiện đồ thị liên thông và đồ thị không liên thông. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Bài toán bảy cây cầu của Euler II. Một số khái niệm cơ bản 1. Khái niệm đồ thị HĐ 1: Các đỉnh: A, B, C, D. Các cạnh: AB (a), AB (b), AC (a), AC (b), AD, BD, CD. Kết luận: Đồ thị G là hình bao gồm: • Tập hợp hữu hạn các điểm, mỗi điểm gọi là một đỉnh của đồ thị, • Tập hợp các đoạn (cong hoặc thẳng), mỗi đoạn nối hai đỉnh nào đó của đồ thị, được gọi là cạnh của đồ thị. Ví dụ 1 (SGK – tr.36) Luyện tập 1:
HĐ 2: a) Không có đỉnh nào được nối với chính nó bởi một cạnh của đồ thị. b) Mỗi cặp đỉnh có nhiều nhất 1 cạnh nối chúng. Kết luận Đồ thị G được gọi là đồ thị đơn nếu mỗi cặp đỉnh của đồ thị chỉ có không quá một cạnh nối chúng và không có đỉnh nào được nối với chính nó bởi một cạnh của đồ thị. Ví dụ 2 (SGK – tr.37) Đồ thị đơn: hình a.
Luyện tập 2: Ví dụ về đồ thị đơn Quy ước: Nếu không nói gì thêm, từ nay về sau các đồ thị đều được giả thiết là đồ thị đơn.
2. Bậc của đỉnh HĐ 3: Số cạnh nhận P làm đầu mút là: 3. Kết luận Bậc của một đỉnh A trong đồ thị G là số cạnh của đô thị nhận đỉnh A làm đầu mút, kí hiệu là d(A). Nhận xét: Một đỉnh của đồ thị có bậc n nếu đỉnh đó là đầu mút của n cạnh. Ví dụ 3 (SGK – tr.37) Luyên tập 3: Các đỉnh bậc lẻ của đồ thị là: B, E (đều có bậc 3). HĐ 4: a) Tổng các bậc của năm đỉnh là: 3 + 2 + 2 + 4 + 1 = 12. b) Số cạnh của đồ thị: 6. c) Tổng các bậc của năm đỉnh gấp đôi tổng số cạnh của đồ thị. Kết luận: Trong một đồ thị, tổng tất cả các bậc của các đỉnh bằng hai lần số cạnh của đồ thị đó. Ví dụ 4: Chứng minh rằng trong một đồ thị, số đỉnh có bậc lẻ là một số chẵn. Giải: Theo định lí trên, tổng tất cả các bậc của các đỉnh bằng hai lần số cạnh của đồ thị đó, suy ra tổng tất cả các bậc của các đỉnh là số chẵn. Vậy số đỉnh bậc lẻ là số chẵn. Luyện tập 4: Các đỉnh bậc chẵn là: A, C, D. 3. Đường đi trên đồ thị HĐ 5: a) Hai đỉnh A, B có được nối với nhau bằng một cạnh. b) Dãy các cạnh kế tiếp nhau AB, BC, CD, DE có đặc điểm: không có cạnh nòa xuất hiện hai lần, đỉnh cuối của cạnh bất kì là đỉnh đầu của cạnh tiếp theo, không có đỉnh nào được đi qua hai lần. Nhận xét: Hai đỉnh A, B được nối với nhau bằng một cạnh của đồ thị. Ta nói hai đỉnh A, B là kề nhau hay là láng giềng của nhau. Kết luận: Trong một đồ thị, dãy các cạnh kế tiếp nhau AB, BC, ...,MN, NP được gọi là một đường đi từ đỉnh A đến đỉnh P, kí hiệu ABC...MNP, nếu dãy các cạnh kế tiếp nhau đó có những tính chất sau: không có cạnh nào xuất hiện hai lần, đỉnh cuối của cạnh bất kì là đỉnh đầu của cạnh tiếp theo và không có đỉnh nào được đi qua hai lần. Một đường đi khép kín (đỉnh ban đầu của đường đi trùng với đỉnh cuối của đường đi đó) được gọi là một chu trình. Ví dụ 5 (SGK – tr.39) Luyện tập 5: a) Một đường đi từ đỉnh A đến đỉnh F: ADF. b) Một chu trình có đỉnh E là đỉnh đầu và đỉnh cuối: ECBADFE. HĐ 6: Hai đỉnh bất kì của đồ thị có được nối với nhau bằng một đường đi. Kết luận Một đồ thị được gọi là liên thông nếu hai đỉnh bất kì của đồ thị đều được nối với nhau bằng một đường đi. Ví dụ 6 (SGK – tr.39) Luyện tập 6: Đồ thị liên thông Đồ thị không liên thông: |
Hoạt động 2: Đường đi Euler. Đường đi Hamilton trên đồ thị
- a) Mục tiêu:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác