Đề số 6: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cho phương trình hóa học

N2(k) + O2(k) 2NO(k)   c    ∆H > 0

Hãy cho biết những cặp yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên?

  • A. Nhiệt độ và nồng độ
  • B. Áp suất và nồng độ
  • C. Nồng độ và chất xúc tác
  • D. Chất xúc tác và nhiệt độ

Câu 2. Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hóa học nào dưới đây bị chuyển dịch?

(1) N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k)

(2) H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k)

(3) 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)

(4) 2NO2(k) ⇌ N2O4(k)

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (1), (2), (4)

Câu 3. Xét các hệ cân bằng trong bình kín

(1) C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2         ∆ H > 0

(2) CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2    ∆ H < 0

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể ích của hệ giảm xuống?

  • A. (1) chiều thuận; (2) chiều thuận
  • B. (1) chiều nghịch; (2) chiều thuận
  • C. (1) chiều nghịch; (2) chiều nghịch
  • D. (1) chiều nghịch; (2) không đổi

Câu 4. Cho một phản ứng hóa học có dạng

A(k) + B(k) ⇆ 2C(k)         ∆H > 0

Biện pháp cần tiến hành để chuyển dịch cân bằng hóa học sang chiều thuận?

  • A. Tăng áp suất
  • B. Giảm nồng độ chất C
  • C. Giảm nhiệt độ
  • D. Giảm nồng độ các chất A và B

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): a) Nêu ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học và nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

b) Cho phản ứng dưới đây: 

CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH

Em hãy hoàn thành bảng dưới đây

Tác động

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch

Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Tăng nồng độ CH3COONa

  

Tăng nông độ CH3COOH

  

Câu 2(2 điểm): Cho phương trình phản ứng:

N2(g) + O2(g) ⇌ 2NO(g)

Ở 1 500K, hằng số cân bằng KC = 1,00.10-4. Giả sử một mẫu không khí có nồng độ N2 và O2 trước khi phản ứng lần lượt là 0,80 M và 0,20 M. Tính nồng độ ở thời điểm cân bằng của các chất phản ứng và sản phẩm sau khi hỗn hợp được đốt nóng ở 1 500K. 


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

D

B

Tự luận: 

Câu 1

(4 điểm)

a)

- Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại.

- Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

b)

CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH

Tác động

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch

Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Tăng nồng độ CH3COONa

Theo chiều thuận

Theo chiều làm giảm nồng độ CH3COONa

Tăng nông độ CH3COOH

Theo chiều nghịch

Theo chiều làm giảm nồng độ CH3COOH

Câu 2

(2 điểm)

Xét phương trình phản ứng:

                       N2(g) + O2(g) ⇌ 2NO(g)

Cbđ       0,8         0,2

P/ư        x            x             2x

[ ]     0,8 – x    0,2 – x      2x 

https://lh7-us.googleusercontent.com/DMGqbFwjdw8qC7kX7Av-BtRoMiG2oOQ3ChOCsly9rNT6ctF_5hxp5uM-SuJUgIEe2UV0WEgtaqWnF2A2AKyUSvDMo_vud2XWvk4lkDM3rMMpQqM45A1NVe3cEIFWmo-3cyOiizXnFEYOQq6jngk2kA⟹ x = 1,99.10-3

Vậy [N2] = 0,8 – x = 0,798M; [O2] = 0,2 – x = 0,198M; [NO] = 2x = 3,98.10-3M


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác