Đề số 3: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

 II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Phản ứng thuận nghịch là gì? Nêu một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch mà em biết.

Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng ở nhiệt độ T = 1 000K có KC = 1,2:

2NO(g) + O2(g) ⇌ 2NO2

Ở một thời điểm nào đó ta có: [O2] = 1,25M; [NO] = 2,25M; [NO2] = 3,25M. 

Hãy cho biết khi đó hệ có ở trạng thái cân bằng không? Nếu không thì phản ứng sẽ tiếp tục xảy ra theo chiều nào?


Câu 1

(6 điểm)

- Khái niệm: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện

- Một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch:

 + Phản ứng của hơi iodine với khí hydrogen:

H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)

 + Phản ứng của khí chlorine với nước:

Cl2(aq) + H2O(l) ⇌ HCl(aq) + HclO(aq)

Câu 2

(4 điểm)

Ta có: K’ =c< KC

Suy ra: 

- Khi đó hệ không ở trạng thái cân bằng

- Giảm K ⟹ Nồng độ NO2 phải giảm và nồng độ của NO, O2 tăng. Vậy phản ứng sẽ tiếp tục xảy ra theo chiều nghịch. 


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác