Đề số 2: Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 2: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

  • A. Hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • B. Chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • C. Chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • D. Chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 3: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm

  • A. Giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • B. Giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • C. Giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • D. Giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

  • A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
  • B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  • C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
  • D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Câu 5: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

  • A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
  • B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
  • C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
  • D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,

Câu 6: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

  • A. Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
  • B. Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
  • C. Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
  • D. Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 7: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản

  2. Chúng có tuổi thọ ngắn

  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron

  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9:  Cho các dấu hiệu sau:

(1) Lá cây tăng kích thước

(2) Cây mọc cành

(3) Rễ cây dài ra

(4) Cây mầm ra lá

Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của cây là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Trong các đặc điểm sau:

(1) Tăng khối lượng

(2) Tăng kích thước cơ thể

(3) Phân hóa tế bào

(4) Phát sinh hình thái

(5) Thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể

Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với dấu hiệu đặc trưng của phát triển?

  • A. 1       
  • B. 2       
  • C. 3       
  • D. 4


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

 

  • B

 

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác