Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Toán 9 Kntt bài 30: Đa giác đều

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Đa giác là gì?

Câu 2: Em hãy nêu định nghĩa về đa giác đều. Đặc điểm của đa giác đều là gì? 

Câu 3: Em hãy nêu khái niệm về phép quay thuận chiều, phép quay ngược chiều.

Câu 4: Phép quay giữ nguyên một đa giác đều là phép quay như thế nào? 


Câu 1: 

Đa giác ABCDE (hình dưới) là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Đa giác ABCDE có năm đỉnh là các điểm A, B, C, D, E; năm cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA và năm góc là các góc EAB, ABC, BCD, CDE, DEA.

Tech12h

Câu 2:

Đa giác đều là một đa giác lồi có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau. 

Người ta chứng minh được rằng các đỉnh của mỗi đa giác đều luôn cùng nằm trên một đường tròn, được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác, tâm đường tròn được gọi là tâm của đa giác và đa giác được gọi là nội tiếp đường tròn đó.

Câu 3: 

Ta có khái niệm phép quay như sau: Phép quay thuận chiều Tech12h (0Tech12h < Tech12h < 360Tech12h) tâm O giữ nguyên điểm O, biến điểm A khác điểm O thành điểm B thuộc đường tròn (O; OA) sao cho tia OA quay thuận chiều quay của kim đồng hồ đến tia OB thì điểm A tạo nên cung AB có số đo Tech12h (H.9.48a). Định nghĩa tương tự cho phép quay ngược chiều Tech12h  tâm O (H.9.48b). Phép quay 0Tech12hvà phép quay 360Tech12hgiữ nguyên mọi điểm.

Tech12h

Câu 4:

Một phép quay được gọi là giữ nguyên một đa giác đều H nếu phép quay đó biến mỗi điểm của H thành một điểm của H. 

Người ta chỉ ra rằng nếu một phép quay biến các đỉnh của đa giác đều H thành các đỉnh của H thì phép quay đó giữ nguyên H.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác