Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Đề bài: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Bài làm:

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

2. Thân bài:

- Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật

3. Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

 

Bài tham khảo:

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Đặc biệt, chương đầu tiên của truyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét ngoại hình và tính cách, cũng như là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay từ phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu rất chi tiết và đầy đủ về chủ đế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường sáng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn đầy tinh tế cùng trí tưởng tượng phong phú, kĩ lưỡng, Tô Hòai đã tái hiện chân dung của một chàng dế thanh niên rất đẹp và sinh động qua hình ảnh: thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân, ở khoe cứng và nhọn hoắt “chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”.

Dế Mèn luôn tự tin vào bản thân mình, mỗi bước đi của cậu đều trở nên “trịnh trọng, khoan thái” cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, tác giả còn đi sâu vào tính cách của chủ dế này, cho người đọc cảm nhận với những nét tính cách khác nhau của chú dế. Dế Mèn còn rất yêu đời, tự hào về bản thân mình, cậu luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở nên tự cao, tự đại, kiêu căng và xốc nổi.

Bên cạnh đó, Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ. Hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Dế Mèn, nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ và không dám đối đầu với mình. Chính vì thế nên sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đã đẩy lên cao khi bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Cũng chính vì bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn mà đã để lại cho chú một bài học nhớ đời ấy. Bài học đắt giá ấy đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống và anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược lại với Dế Mèn là Dế Choắt – một kẻ gầy gò, ốm yếu với bộ dạng không có sức sống lại chẳng có đủ sức làm. Tuy Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Chính vì bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã khiến chú nảy ý tưởng trêu chị Cốc. Ban đầu chú rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn ngăn cản nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn. Chú đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Dế Choắt phải gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Cho đến khi Dế Choắt thoi thóp và chết đi, Dế Mèn mới cảm thấy ân hận nhân ra lỗi lầm của mình. Tuy vậy, nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn mới có được một bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Đồng thơi còn giúp chúng ta rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 7, văn hay lớp 7 sách kết nối tri thức, bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác