Phân tích đặc điểm nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài:Phân tích đặc điểm nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng

Đề bài: Phân tích đặc điểm nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng

Bài làm

Bài tham khảo 1:

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là một tác phẩm tiêu biểu, có rất nhiều nhân vật và mỗi nhân vật lại mang lại những dấu ấn riêng. Nếu để nói đến khía cạnh mang tới ấn tượng của tác phẩm, dấu ấn khó phai mà tác giả đem đến cho người đọc, thì đó chính là nhân vật bà cô.

Dù không xuất hiện nhiều trong truyện, nhưng đỉnh điểm chi tiết trong câu chuyện chính là lúc người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với tâm điạ xấu xa, độc ác. Bởi vì bà ta vừa cười mỉa mai vừa hỏi Hồng. Đây không phải sự lo lắng hay nghiêm nghị, mà cũng không phải âu yếm. Cái cười đó thể hiện sự không thiện chí. Câu hỏi của bà ta: “Có muốn vào Thanh Hóa thăm mợ mày không?” chứa đựng ý nghĩa cay độc của một sự giả dối.

Nhận ra ý cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng ngay sau đó, chú cười đáp lại: “Không cháu không muốn vào, cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”. Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của cô. Em không thể để những ráp tâm tanh bẩn xâm phạm được đến.

Tuy nhiên, người bà cô giọng vẫn ngọt nói: “Sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Nói rồi “hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn” vào Hồng rồi tiếp tục vỗ vai cười nói: “Mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Câu nói đó không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển hướng châm trọc với giọng điệu độc ác, cay nghiệt. Giọng bà ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn đó của bà ta như muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã được định sẵn. Từ cử chỉ vỗ vai đến cười nói đều thế hiện sự độc ác giả dối.

Vẫn chưa chịu buông tha cho Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp cả mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chứng kiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ứng lên dến cực điểm. Những cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất, bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Lúc đó, sự giả dối thâm hiểm đến trơ trẽn của bà cô đã bị phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, người bà cô đã bộc lộ bản chất của một kẻ lạnh lùng, độc ác và thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máy mủ ruột già trong xã hội thực dân nửa phong kiến vào thời điểm lúc đó.

Tóm lại, nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Đồng thời nó cũng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Bài tham khảo 2:

Một trong những hình ảnh nổi bật trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là hình ảnh người cô độc ác và cay nghiệt. Người cô của bé Hồng đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản thị dân, sống trong xã hội cũ nhỏ nhen, ích kỉ, giả dối và vô cùng nhẫn tâm.

Đọc truyện ta có thể thấy, mỗi một xung đột dai dẳng giữa người cô và mẹ bé Hồng cho đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt. Chính mẹ đã bỏ Hồng đi làm ăn xa do không chịu được áp lực từ gia đình chồng. Nhân sự kiện đến gần ngày giỗ đầu của bố và tình thế đơn độc của bé Hồng, người cô đã cố nói lời cay độc nhằm khiến cho bé đau khổ và gieo rắc vào đầu óc non nớt của cậy sự thù ghét, ruồng bỏ mẹ mình. Đối với người cô, bé Hồng càng đau khổ, thì cô lại càng thấy hài lòng.

Bằng vài lời lẽ bóng gió, hành động giả tạo, bà ta làm ra vẻ quan tâm đến cậu, nhưng thực ra chỉ là đang dò xét thái độ của cậu bé đáng thương. Nhưng bé đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch của người cô. Bé Hồng biết rõ nhắc đến mẹ, người cô chỉ cố ý gieo giắt vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh nghiệt, ruồng rẫy mẹ chứ không bao giờ có ý tốt đẹp. Điều đó khiến bé Hồng vô cùng đau khổ vì mẹ chú có lỗi lầm gì mà bị đối xử tàn tệ đến thế.

Đứng ở vị trí bề trên, lại là người trưởng thành, dày dạn trải nghiệm và bằng cả sự xảo quyệt của mình, bà cô từng bước điều khiển cảm xúc của chú bé Hồng. Bằng giọng nói ngọt ngào, giả dối, người cô kể dạo này mẹ bé Hồng “phát tài”, dụ bé Hồng vào thăm “em bé”. Bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” như để bé Hồng phải nhớ rằng mẹ của chú là người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác. Trước những lời nói của người cô, bé Hồng chỉ biết lặng im rồi khóc.

Chưa dừng lại ở đó, người cô lại “tươi cười” kể cho chú nghe tình cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc, rách rưới của người mẹ khiến bé Hồng nghẹn họng “khóc không ra tiếng”. Bé hồng vừa thương mẹ vất vả, cơ cực vừa căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ, khiến mẹ phải rời xa anh em Hồng, trốn tránh ở phương xa. Rõ ràng, thực hư thế nào chưa biết, nhưng những lời lẽ của người cô đã động đến cảm xúc sâu thẳm nhất trong tâm hồn chú. Nhìn ỏ bề ngoài, rõ ràng, bà cô đã đạt được mục đích. Nhưng bên trong, bé Hồng cũng biết tìm cách chế ngự cảm xúc của mình, tự biện giải cho mẹ và khẳng định mạnh mẽ tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ.

Có thể nói, nhân vật người cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội đó, mà còn là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khắc sâu vào nỗi đau trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 7, văn hay lớp 7 sách kết nối tri thức, Phân tích đặc điểm nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác